9 kỹ năng cần có khi học Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

5/5 - (2 bình chọn)

Với mục tiêu trở thành một nhà Quản trị doanh nghiệp thành công thì việc đầu tiên là bạn phải có những kiến thức cơ bản về ngành Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bạn có đam mê đối với lĩnh vực kinh tế, công việc kinh doanh và khát khao làm giàu phải chăng bạn đã phù hợp với ngành Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cùng xem những kỹ năng dưới đây để định vị bản thân có phù hợp với ngành học này hay không.

Năng động, tự tin, mạnh mẽ và quyết đoán

Không riêng gì Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự tự tin và năng động chính là những kỹ năng cần phải có ở hầu hết các ngành nghề để đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Nếu sở hữu hai kỹ năng này bạn sẽ dễ dàng hoà nhập và bắt nhịp nhanh trong nghề kinh doanh. Đặc biệt, nếu bạn mạnh mẽ, khả năng xử lý khủng hoảng và ra quyết định tốt tương lai bạn sẽ trở thành một nhà quản trị giỏi. Trong hoạt động kinh doanh của một công ty hay doanh nghiệp sẽ luôn tồn tại và xuất hiện rất nhiều những vấn đề mang tầm chiến lược cần phải ra quyết định nhanh của nhà lãnh đạo.

Có tư duy logic, có khả năng quan sát và nhạy bén

Nếu bạn là người giỏi tính toán, phân tích, đánh giá, luôn thích giải quyết vấn đề bằng tư duy logic thì ngành Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những ngành phù hợp với bạn. Khác với thơ văn luôn thiên về cảm xúc, công việc kinh doanh đòi hỏi ở bạn một tư duy hệ thống, rõ ràng, rành mạch. Đây là điểm khởi đầu hoàn hảo để bạn có thể đề ra những kế hoạch kinh doanh hợp lý và có khả năng đánh bại các đối thủ trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt.

 

9 kỹ năng cần có khi học Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?
9 kỹ năng cần có khi học Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

Đắc Nhân Tâm – Biết đối nhân xử thế

Có khả năng giao tiếp tốt, ứng xử linh hoạt trong các mối quan hệ sẽ giúp bạn có khởi đầu tốt trong nghề, nhưng biết lắng nghe, thấu hiểu và giỏi chia sẻ sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong nghề. Kinh doanh giỏi và am hiểu tâm lý là “bộ đôi quyền lực” mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần sở hữu.  

Khả năng thích nghi của người Quản trị doanh nghiệp

Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại khác. Một người quản trị có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình.

Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng thật không dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi bạn phải thật sự yêu thích công việc của mình cùng với những công sức và sự nỗ lực không ngơi nghỉ để có thể hội tụ được những phẩm chất cần có của người lãnh đạo.

Hãy tự hỏi mình vì sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động, hướng dẫn của bạn. Chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy động lực để hoàn thành tốt vai trò của một người lãnh đạo.

Có tinh thần trách nhiệm và khả năng quyết đoán cao

Việc điều hành một tập thể là một điều không mấy khó khăn đối với nhà lãnh đạo, nhưng điều hành ra sao mới là điều quan trọng. Bạn điều hành họ làm việc nhưng khi thu được kết quả thất bại, bạn sẽ làm gì? Sẽ đổ hết trách nhiệm lên nhân viên và cho rằng họ làm việc không hiệu quả hay bạn sẽ nhận trách nhiệm về mình?

Một nhà lãnh đạo giỏi là người sẽ dám đứng ra nhận lỗi về mình và có tinh thần chịu trách nhiệm về mọi quyết định mà họ đưa ra. Khi đưa ra một quyết định nào bạn cần phải cân nhắc kỹ và phải thật quyết đoán với quyết định của mình. Đó chính là tinh thần trách nhiệm cần phải có ở một nhà lãnh đạo.

Nhìn xa trông rộng

Với cương vị là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải biết nhìn xa trông rộng, hướng thẳng về tương lai, mục tiêu của các nhà lãnh đạo là lãnh đạo được tập thể của mình đi lên nhưng không phải bằng lối mòn đã có sẵn, bởi vì những lối mòn đó đã quá lạc hậu và không phải là giải pháp tối ưu nhất ở thời điểm hiện tại.

Điều này bắt buộc nhà lãnh đạo cần phải biết nhìn về tương lai và không ngần ngại khi đưa ra các quyết định mang tính mạo hiểm. Họ sẵn sàng mạo hiểm để đi đến tương lai, điều này có vẻ liều lĩnh nhưng nó sẽ giúp bạn đạt được thành công ngoài mong đợi.

 

quản trị doanh nghiệp
quản trị doanh nghiệp

Đạo đức và tài năng

Có đạo đức và tài năng thì mới có thể trở thành lãnh đạo tốt trong mắt mọi người. Nếu bạn có thực tài nhưng lại thiếu đi cái tâm của một nhà lãnh đạo thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ bị đào thải. Đạo đức luôn đi liền với tài năng, bạn phải luôn cố gắng để giành được những gì tốt đẹp nhất cho tập thể của mình, luôn đấu tranh giành quyền lợi cho nhân viên. Chỉ một hành động như vậy, bạn sẽ nhận được sự yêu mến của mọi người và hơn hết đạo đức nghề nghiệp của bạn sẽ được giữ vững.

Rút kinh nghiệm

Trong việc quản trị doanh nghiệp, đôi khi bạn sẽ gặp thất bại vì những quyết định bạn đưa ra chưa phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tiềm năng của doanh nghiệp của mình. Bạn sẽ luôn phải ghi nhớ thất bại đó của mình để rút kinh nghiệm, tránh những lỗi đã mắc phải trong những dự án kế tiếp. Hãy cảm ơn những lần vấp ngã của chính bản thân mình, vì từ đó bạn sẽ có được những bài học bổ ích và có thêm kinh nghiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Tiếp đến, ngành Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yêu cầu khả năng kết hợp chặt chẽ tư duy lý luận và thực tiễn của doanh nghiệp.

Đơn cử như sinh viên của Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn, trong môi trường hiện đại với đa dạng hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi giỏi nghề, sinh viên ngành Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng trau dồi các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tổ chức công việc và phát triển toàn diện.

Đồng thời, với lợi thế kết nối doanh nghiệp chặt chẽ, những chương trình tham quan kiến tập, thực hành doanh nghiệp ngay từ năm nhất của Bách Khoa Sài Gòn đã mang đến cho sinh viên cơ hội cọ xát thực tế và cơ hội việc làm mơ ước. 

Tóm lại, để trả lời câu hỏi: Những kỹ năng cần có khi học Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? thì việc xác định kỹ năng của bản thân là nền tảng cho công tác định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn.

Kỹ năng là điểm xuất phát, vì thế, nếu không thật tự tin với khởi đầu của mình, hãy đầu tư nhiều hơn cho tương lai – chọn “địa điểm uy tín” để xây dựng hành trang trở thành nhà quản trị tương lai với phương pháp học tập, hoạt động ngoại khóa… phù hợp nhất – để tự tin chinh phục ngành Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 

Xem thêm: