Nội dung bài viết
Trong ngành Marketing để viết nội dung hay và ghi điểm, Content Writer cần nắm được các quy tắc cốt lõi. Vậy những quy tắc đối với Content Writer là gì? Nếu bạn là người mới hoặc đã làm content quá lâu nhưng vẫn chưa biết cách phát triển nội dung hấp dẫn thì hãy truy cập bài viết này ngay!
1. Content Writer là gì?
Content writer được hiểu đơn giản là người viết nội dung, sản xuất nội dung bằng văn bản thực tế. Nhiệm vụ chính của người sáng tạo là dùng câu chữ để có đầy đủ các thông tin xung quanh lĩnh vực. Cụ thể như: các bài báo, tài liệu – ebook, trang web,… và cung cấp thông tin, giải quyết một vấn đề nào đó cho khách hàng. Từ đó có cái nhìn tổng quát, tích cực là mục đích cuối cùng.
Thông tin khi viết content này cần liên quan tới những gì mà doanh nghiệp đặt ra, không tập trung vào bán hàng hay giới thiệu sản phẩm.
Các công việc chính của một Content Writer có thể kể đến như:
- Xây dựng các chủ đề có thể khai thác và phát triển nội dung.
- Lên kịch bản cho nội dung và kế hoạch viết.
- Thực hiện viết nội dung và đăng tải lên các nền tảng.
- Nghiên cứu từ khóa.
- Sử dụng SEO để tăng lưu lượng truy cập cho website.
2. Những quy tắc đối với Content Writer khi viết bài
Hãy tham khảo và áp dụng ngay những quy tắc đối với Co
ntent Writer dưới đây, bạn sẽ tìm thấy những điều mà bài viết của bạn cần cải thiện.
2.1 Hiểu rõ đối tượng độc giả
Quy tắc đối với Content Writer đầu tiên, trước khi viết, bạn cần hiểu rõ đối tượng độc giả của mình là ai để dễ dàng tiếp cận. Đồng thời xem xét kỹ các yếu tố sau cũng giúp bạn phác họa chính xác chân dung đối tượng bài viết muốn nhắm đến:
- Hành vi trên internet.
- Bối cảnh sử dụng sản phẩm.
- Thái độ đối với thương hiệu.
- Nhu cầu khách hàng.
- Vấn đề khách hàng đang gặp phải.
Một ví dụ cho content thấu hiểu tâm lý, hành vi của nhân viên văn phòng – “Hội chứng 3 giờ chiều”. Content này nói về khoảng thời gian chị em văn phòng mệt, đói bụng, hay tìm kiếm đồ ăn vặt, sau đó đưa ra sản phẩm Sữa bắp LIF rất sáng tạo.
2.2 Tìm hiểu kỹ về chủ đề
Quy tắc tiếp theo, hãy tìm hiểu thật sâu về chủ đề bạn đang cần xây dựng nội dung. Đây cũng là cách để hệ thống bài viết của bạn có sự nhất quán, rõ ràng và dễ triển khai.
Cách đơn giản để bạn nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề là: Tổ chức nội dung theo cụm chủ đề Topic Cluster. Xác định chủ đề trụ cột – Content Pillar.
2.3 Nghiên cứu từ khóa
Một quy tắc đối với Content Writer khá quan trọng đó là nghiên cứu từ khoá. Cho dù bạn đang viết bài trên kênh nào thì việc nghiên cứu từ khóa cũng cần thiết để tạo ra nội dung phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Hiện nay, có không ít các công cụ để bạn nghiên cứu từ khóa hiệu quả như: Google Trends, Keyword Planner, Keyword Tool.io,…
2.4 Tiêu đề hấp dẫn
Người đọc sẽ không click vào bài đăng của bạn nếu tiêu đề đơn điệu, lỗi mốt và không tạo ra cảm hứng. Đó là lý do các Content Writer cần học cách viết những tiêu đề ấn tượng, kích thích sự chú ý và ham muốn tìm hiểu của mọi người.
Vậy để làm được điều đó, bạn cần làm gì? Sau đây là công thức tạo ra một tiêu đề bài viết ấn tượng đã được các chuyên gia Content Writer đúc kết:
- Tiêu đề phải được soạn thảo kỹ.
- Bạn nên viết ít nhất 5-10 tiêu đề khác nhau rồi chọn ra tiêu đề thích hợp nhất.
- Tiêu đề phải thể hiện được sự “đắt giá” của sản phẩm/dịch vụ.
- Tiêu đề nên sử dụng các từ ngữ phổ thông, dễ hiểu, phù hợp với nội dung tìm kiếm của người dùng.
- Tránh những sáo ngữ hoặc các thuật ngữ chuyên ngành.
- Tiêu đề cần kích thích sự tò mò để khán giả bấm vào đọc tiếp. Ví dụ: Quả táo Newton không có thật!
- Sử dụng tiêu đề kích thích thị giác bằng các con số, ký hiệu. Ví dụ: 10 quy tắc đối với Content Writer thu hút người đọc nhất.
- Đưa từ khóa vào tiêu đề để tối ưu hóa tìm kiếm.
2.5 Mô tả thu hút, ngắn gọn
Các Content Writer chỉ có khoảng 3 giây để thu hút người đọc bằng đoạn mô tả nội dung. Đó có thể là một lời chào, 2-5 câu tóm tắt ngắn nhưng có thể sẽ quyết định người đọc rời đi hay ở lại trang web của bạn.
Vậy làm sao để bạn tạo ra một đoạn giới thiệu hấp dẫn? Hãy áp dụng công thức AIDA với 4 bước đỉnh cao sau đây:
- Thứ nhất: Thu hút sự chú ý.
- Thứ hai: Tạo ra sự hấp dẫn.
- Thứ ba: Khuyến khích sự mong muốn.
- Thứ tư Thúc đẩy hành động.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đoạn mô tả nội dung phải được trình bày ngắn gọn, khái quát và có hướng dẫn dắt vào bài tự nhiên.
2.6 Mục đích viết rõ ràng
Rất nhiều Content Writer viết chỉ vì phong trào nên có nhiều nội dung vô thưởng vô phạt. Do đó, bạn hãy xác định nội dung được viết phục vụ cho mục đích gì, sau đó mới lên kế hoạch content phù hợp.
Một số mục tiêu mà các Content Writer cần biết là:
- Tạo ra content nhằm phục vụ việc bán hàng, tăng tỷ lệ chốt sale.
- Kéo lưu lượng truy cập về website, landing page.
- Tạo tương tác với độc giả, giữ chân độc giả.
2.7 Văn phong độc đáo
Có thể nói nội dung là “tiếng nói” của thương hiệu vì nó vừa mang dấu ấn riêng, vừa bộc lộ được khác biệt thương hiệu. Một bài content thú vị không nhất thiết phải là nội dung mới lạ mà chỉ cần team viết lách khai thác vấn đề “cũ” từ nhiều góc độ mới để thu hút người xem.
Bên cạnh đó, việc sử dụng văn phòng độc đáo nhưng vẫn đảm bảo tính “quen thuộc” sẽ giúp nội dung của bạn tạo được yếu tố gần gũi, thúc đẩy kết nối với khách hàng.
2.8 Từ ngữ dễ đọc
Khi xây dựng nội dung, các Content Writer cần tuân thủ nguyên tắc “dễ đọc”. Bởi, thử đặt mình vào vị trí của khán giả khi tìm kiếm thông tin, liệu bạn có kiên trì đọc nếu chúng quá dài dòng, thiếu trọng tâm, thậm chí nhồi nhét tiếng Anh một cách vô tội vạ?
Nếu bài viết của bạn cũng như vậy, bạn sẽ xua đuổi tất cả người đọc. Thay vào đó, bạn hãy nói theo ngôn từ bình dân, dễ đọc, dễ hiểu để hai bên cùng gắn kết nhé!
Content writer
2.9 Độ dài bài viết phù hợp
Quy tắc tiếp theo đề cập đến độ dài, ngắn của một bài viết. Đây cũng là yếu tố quan trọng để bạn xây dựng bài viết một cách hấp dẫn và thành công. Một vài gợi ý cho độ dài bài viết trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
- Đối với các bài PR, bài Blog, bài SEO: bạn có thể viết từ 900 đến 2000 từ.
- Đối với các bài post trên Facebook: bạn nên giới hạn số từ khoảng 100 – 300 từ.
- Đối với các bài Tweet: độ dài lý tưởng là 71 – 100 ký tự.
- Đối với mạng xã hội Instagram: độ dài bài viết phù hợp sẽ rơi vào khoảng 138 – 150 từ.
3. Phân biệt các thuật ngữ content writer, copywriter và content creator
Content writer, copywriter và content creator là những khái niệm cơ bản. Tuy nhiên nếu không ở trong nghề bạn sẽ không thể phân biệt được. Cùng so sánh về 3 dạng content này nhé.
Content writer: Hầu như thiên về phần chữ, dùng lối storytelling để nói về doanh nghiệp, sản phẩm hay thương hiệu nào đó. Mục đích của content này là truyền tải thông tin thu hút người đọc. Những bài viết thường có nội dung dài như blog, sách, thông cáo báo chí hay mô tả sản phẩm…
Copywriter: Những nội dung thuyết phục và có giá trị cao hướng tới mục đích bán ý tưởng. Cụ thể nội dung sẽ thúc đẩy bán hàng hoặc tạo khách hàng tiềm năng để yêu thích sản phẩm. Trước đây copywriter là một phần quảng cáo những dần chuyển sang xây dựng web tạo sự gắn kết với khách hàng. Các dạng nội dung mà Copywriter sản xuất thường là: tên sản phẩm, slogan, tên thương hiệu, tagline, kịch bản và lời thoại quảng cáo.
Content Creator: Làm việc đa năng ở tất cả các lĩnh vực. Họ có thể sáng tạo đóng góp bất kỳ nội dung nào để hướng tới mục tiêu cuối. Cụ thể là thiết kế hình ảnh, âm thanh, tin tức,…
Hy vọng những quy tắc đối với Content Writer trên đây sẽ giúp quá trình trở thành chuyên gia viết lách trong ngành marketing của bạn trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn có thể áp dụng những nguyên tắc này, bạn sẽ từng bước thu phục khách hàng và tìm ra chiến dịch Content Marketing thành công!