Nhu cầu việc làm ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe như ngành điều dưỡng, ngành hộ sinh đang có xu hướng tăng mạnh trong nước và ngoài nước với mức thu nhập hấp dẫn.

Phần lớn các em học sinh hướng tới các ngành phổ biến như Quản trị kinh doanh, tài chính, marketing,… thì các nhóm ngành chăm sóc sức khỏe lại đang bị ‘ngó lơ’ trong khi nhu cầu nhân lực ở mảng ngành này lại ngày một tăng cao.

Nền công nghiệp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Việt Nam đang nằm trong top những nước có tốc độ giá hóa dân số nhanh nhất thế giới. Điều này đòi hỏi nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhiều hơn bao giờ hết, tạo điều kiện cho nhóm ngành điều dưỡng, hộ lý, y bác sĩ và dược sĩ tăng mạnh.

Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ, kinh tế, giáo dục đặt ra một bài toán cho nền công nghiệp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam phải cung cấp được một nguồn nhân lực điều dưỡng có trình độ và kỹ năng chuyên môn.

Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Nguyễn Bích Lưu – Phó chủ tịch hội điều dưỡng Việt Nam chia sẻ, Việt Nam đang thiếu cả số lượng và chất lượng điều dưỡng. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu tính chuyên nghiệp, kỹ năng và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp.

Ngành điều dưỡng: Hi vọng cho lao động Việt tại thị trường trong nước và quốc tế

Phát triển lao động ngành điều dưỡng để hội nhập

Theo số liệu của Bộ Y tế, hiện cả nước có trên 73.000 y bác sĩ làm trong công tác điều trị, gần 130.000 điều dưỡng, nữ hộ sinh (ĐD-NHS) công tác tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Tỷ lệ ĐD-NHS/BS là 1/4. Tuy nhiên, ở nước ta , tỉ lệ này chỉ đạt 1/1.5, thấp hơn rất nhiều so với mức tiêu chuẩn.

Thực trạng thiếu hụt các Điều dưỡng viên xảy ra ở rất nhiều nơi, ví như các quốc gia phát triển như Đức, Nhật, Úc…Đặc biệt ở Mỹ thiếu đến 1.2 triệu người cho năm 2020. Từ đó, các nước này chủ động đề ra các biện pháp thu hút Điều dưỡng viên chất lượng đến từ các nước khác bằng cách nới lỏng luật di trú và trả lương cao hơn kèm với các chính sách đào tạo ngôn ngữ,…

Nhằm giải quyết những cấp bách này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh đổi mới chương trình giáo dục Điều dưỡng theo chuẩn năng lực, chuẩn đầu ra và tích hợp theo xu hướng hội nhập.

Các nước phát triển tăng cường tuyển dụng Điều dưỡng viên Việt Nam

Nắm bắt nhu cầu nguồn nhân lực ngành Y nói chung và ngành Điều dưỡng nói riêng, trong những năm gần đây nhiều cơ sở đào tạo ngành Y đã chú trọng đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề tốt, phù hợp với các thị trường lao động trong và ngoài nước.

Ngoài cơ hội phát triển của các cơ sở đào tạo, đây còn được xem là những cơ hội tốt cho người lao động khi chuẩn bị bước chân vào thị trường lao động.

Hiện nay nhiều quốc gia đang có chính sách khuyến khích tiếp nhận nguồn lao động Điều Dưỡng Việt Nam chất lượng cao. Ví như Nhật Bản, theo thời báo Nikkei Asian Review, sắp tới chính quyền ông Shinzo Abe dự kiến bước đầu sẽ tiếp nhận 3.000 điều dưỡng viên Việt trong vòng 1 năm, với sự hỗ trợ tài chính từ phía Tokyo cho hoạt động đào tạo ngôn ngữ, sau đó mở rộng quy mô thêm 7.000 điều dưỡng viên trong 2 năm tiếp theo.

Ngoài ra, Nhật Bản sẽ trợ cấp chi phí đào tạo ngôn ngữ và làm việc với các công ty chuyên huấn luyện cho điều dưỡng viên. Những lao động này sẽ được trả cùng một mức lương với các lao động bản xứ.

ngành điều dưỡng

Đây là thời cơ tốt cho lao động trẻ Việt Nam, cơ hội được huấn luyện trong môi trường làm việc quốc tế  và tiếp cận với nền y học tiên tiến.

Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn luôn tiên phong trong việc đào tạo lao động nhóm ngành chăm sóc sức khỏe và có hàng trăm điều dưỡng viên ra trường mỗi năm. Bên cạnh đó, Trường cũng phối hợp tuyển dụng với các bệnh viện lớn trong nước và quốc tế như bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

Tại Nhật Bản, ban lãnh đạo trường Bách Khoa Sài Gòn cũng đã có chuyến ghé thăm và kí kết hợp tác cùng tố chức Y tế Wakokai và cùng triển khai đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị theo mô hình chuẩn của các bệnh viện Nhật Bản tại trường.