Mức lương ngành Thương mại điện tử và cơ hội việc làm

5/5 - (1 bình chọn)

Mức lương ngành thương mại điện tử ở từng vị trí là bao nhiêu? Có cơ hội gia tăng thu nhập hay không? Ngành này có cơ hội việc làm thế nào?

Không chỉ phát triển nhanh, thương mại điện tử còn bứt phá về doanh thu và lợi nhuận, trở thành một trong những lĩnh vực dẫn đầu xu hướng kinh tế. Theo rất nhiều thống kê, có thể kết luận ngày nay, con người thích những nền tảng online hơn truyền thống, chúng ta ưa chuộng việc mua sắm trên mạng, do đó lợi nhuận của ngành cứ tăng lên mỗi năm. Thuận theo bối cảnh công nghệ và thói quen mới của người dùng, rất nhiều doanh nghiệp, công ty đã lấn sân sang lĩnh vực này, mở ra cơ hội việc làm cho người tìm việc,…

Có thể nói giai đoạn này là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử tại nước ta. Sự phát triển chung của chúng luôn dẫn đến một nhu cầu về lao động và nhân sự rất lớn, đặc biệt là những lao động trẻ, có chuyên môn và cả kinh nghiệm. Do đó, dự báo trong tương lai, thương mại điện tử vẫn là một ngành nghề HOT, thu hút nhiều lao động khắp cả nước

Mức lương của ngành Thương mại điện tử là bao nhiêu?

Mức lương theo kinh nghiệm

Lương khởi điểm

Tại Việt Nam, lương khởi điểm của ngành thương mại điện tử (TMĐT) là 6-8 triệu đồng/tháng, có nhỉnh hơn đại đa số các công việc khác.

Lương theo năm kinh nghiệm

Là một ngành có mức độ tăng trưởng nhanh, luôn đổi mới sáng tạo và yêu cầu nguồn nhân sự chất lượng cao, thu nhập của người lao động luôn nằm trong mức khả quan. Khi đã có kinh nghiệm tích lũy, việc thăng chức và tăng lương không còn quá khó khăn. Cụ thể:

  • 2 – 3 năm kinh nghiệm: khoảng 7 – 10 triệu/tháng
  • Trên 5 năm kinh nghiệm: từ 12 – 15 triệu/tháng

Con số này thay đổi theo vị trí và nhiệm vụ cụ thể mà bạn đảm nhận.

mức lương ngành thương mại điện tử

Mức lương theo chức vụ

Lương vị trí Trợ lý Thương mại điện tử

Đây là vị trí học việc đầu tiên mà ai cũng phải trải qua của phòng thương mại điện tử. Tuy thu nhập không cao nhưng đổi lại, bạn có thời gian để học hỏi kỹ năng và kiến thức trước khi đảm nhận những nhiệm vụ lớn.

  • Tốt nghiệp Cao Đẳng Đại học
  • Tuổi từ 21 – 27 tuổi
  • Lương: 3-7 triệu/tháng hoặc cao hơn tùy năng lực
  • Thưởng theo mức độ hoàn thành KPI, doanh số

Vị trí Chuyên viên Thương mại điện tử

  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành
  • Kinh nghiệm ít nhất 1-2 năm ở vị trí tương đương
  • Mức lương: 6-15 triệu/tháng hoặc cao hơn tùy năng lực
  • Thưởng theo mức độ hoàn thành KPI, doanh số

Vị trí Trưởng phòng Thương mại điện tử

  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành
  • Kinh nghiệm ít nhất 3-5 năm ở vị trí tương đương
  • Có kinh nghiệm ở vị trí quản lý
  • Mức lương: 12-30 triệu/tháng hoặc cao hơn tùy năng lực
  • Thưởng theo mức độ hoàn thành KPI, doanh số

Vị trí Giám đốc Thương mại điện tử

Đây là chức vị cao nhất của một phòng TMĐT. Người nắm giữ vị trí Giám đốc phải chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ hiệu quả công việc. Do đó, thu nhập và yêu cầu công việc của chức vụ này là rất lớn.

  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành
  • Kinh nghiệm ít nhất 6 năm ở vị trí tương đương
  • Có kinh nghiệm ít nhất 2 năm ở vị trí quản lý
  • Mức lương: 30-50 triệu/tháng hoặc cao hơn tùy năng lực
  • Thưởng theo mức độ hoàn thành KPI, doanh số

Ngoài ra, Giám đốc cũng có quyền lợi nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp (mua hoặc được thưởng khi hoàn thành xuất sắc KPI). Tình hình thu nhập cũng chịu ảnh hưởng lớn từ kết quả hoạt động tổng quan của cả năm.

Lương một số vị trí khác trong ngành thương mại điện tử

VỊ TRÍ CÔNG VIỆC KINH NGHIỆM
(NĂM)
MỨC LƯƠNG
(TRIỆU ĐỒNG/THÁNG)
Chuyên viên kinh doanh kênh Thương mại điện tử 1 – 2 8 – 10
Chuyên viên dịch vụ khách hàng 1 – 2 7 – 9
Chuyên viên quản lý quan hệ khách hàng 1 – 2 8 – 10
Chuyên viên Quản lý phát triển tài khoản 1 – 2 6 – 8
Nhân viên phát triển ngành hàng 1 7 – 8
Chuyên viên Marketing Online 1 – 2 10 – 12
Chuyên viên Google Ads 2 – 3 12 – 15
Chuyên viên SEO Marketing 3 10 – 12
Chuyên viên quản trị hệ thống giao dịch trực tuyến 3 14 – 16
Chuyên viên phân tích và xử lý dữ liệu 1 – 2 10 – 12
Chuyên viên lập trình phát triển website Thương mại điện tử 3 – 5 14 – 16
Graphic & UI Designer Thương mại điện tử 2 – 3 10 – 12
Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT 3 15 – 17
Chuyên viên quản lý đối tác Thương mại điện tử 2 – 3 12 – 15
Chuyên viên Quản lý chuỗi cung ứng 2 – 3 12 – 15
Nhân viên điều phối giao nhận 1 – 2 7 – 9
Nhân viên phân loại hàng hoá 1 – 2 7 – 8
Nhân viên phụ trách kho hàng 2 8 – 10
Nhân viên Hậu mãi – Xử lý RMA 1 – 2 7 – 9
Nhân viên Hậu mãi – Xử lý hàng huỷ 1 – 2 7 – 9
Kiểm soát chất lượng – Quản lý 3PLs 2 – 3 8 – 10
Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu 1 – 2 7 – 9
Quản lý trung tâm điều phối 2 – 4 12 – 15
Trưởng nhóm Thương mại điện tử 3 – 5 15 – 20
Trưởng phòng Thương mại điện tử 3 – 5 20 – 30
Quản lý phát triển dự án Thương mại điện tử 2 – 3 15 – 17
Quản lý dự án Logistics 3 15 – 17

Cơ hội sự nghiệp tại Việt Nam

Theo dự kiến, tổng thị trường của ngành TMĐT sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong thời gian dài hạn trên phạm vi khắp toàn cầu với con số lên tới 20%/năm. Đi kèm với đó là hình thức bán hàng online vô cùng phổ biến. Nhờ thế, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành TMĐT và một số ngành liên quan sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp phong phú.

Một số vị trí trong ngành TMĐT:

  • Trợ lý thương mại điện tử;
  • Nhân viên/chuyên viên;
  • Quản lý sản phẩm trực tuyến…
  • Chuyên viên phân tích;
  • Chuyên viên phân tích tiếp thị;
  • Nhân viên nội dung/Biên tập viên;
  • Chuyên viên tiếp thị;
  • Giám đốc tiếp thị;

Tùy theo khả năng và nhu cầu, ứng viên có thể tìm kiếm cơ hội tại các đơn vị sau đây:

  • Hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ, các sở ban ngành liên quan đến công nghệ thông tin,…
  • Công ty tin học, công nghệ thông tin chuyên về phát triển các dự án, giải pháp công nghệ phục vụ kinh doanh thương mại.
  • Các bộ phận liên quan trong những doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trực tuyến.
  • Phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng kế hoạch tại các công ty, doanh nghiệp thương mại.

Thời gian thử việc 

Giống như mọi vị trí khác, theo quy định của Luật Lao động, thời gian thử việc trong ngành TMĐT thường kéo dài 2 tháng. Trong trường hợp kinh nghiệm và năng lực của người lao động khá tốt, khoảng thời gian này sẽ được rút ngắn và ngược lại.

Khi nào thì được thăng chức?

Làm việc trong ngành TMĐT rất ít khi được thăng chức theo thâm niên, chủ yếu phải dựa vào năng lực thực tiễn. Trong điều kiện hoàn thành tốt công việc, thường xuyên đạt KPIs do lãnh đạo đề ra, có kiến thức và kỹ năng cần thiết, người lao động cần:

  • 1-2 năm để thăng chức từ Trợ lý lên Chuyên viên
  • 2-3 năm để thăng chức từ chuyên viên lên Quản lý
  • 3-5 năm để thăng chức từ quản lý lên Trưởng phòng
  • >5 năm để thăng chức lên Giám đốc

Cơ hội tăng thêm thu nhập

Thành thạo các kỹ năng và thấu hiểu thị trường của ngành TMĐT, người lao động có thể tiếp cận các cơ hội gia tăng thu nhập bằng công việc part-time ngoài giờ như là:

  • Tư vấn bán hàng
  • Chốt đơn hàng
  • Bán hàng online
  • Marketing online
  • Sáng tạo nội dung
  • Chạy quảng cáo…

Xem thêm:

Thông báo xét tuyển Trung cấp Thương mại điện tử