Hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng cao, nên ngành Dược đang là một trong những ngành học được nhiều bạn học viên và phụ huynh quan tâm hơn cả. Như một điều hiển nhiên, “Học ngành dược làm gì khi ra trường?” là câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất đối với những ai đang muốn tìm hiểu, theo đuổi và gắn bó với ngành học hấp dẫn này.
Nếu bạn đang có ý định chọn học ngành Dược cho tương lai của mình, vậy bạn đã thực sự hiểu rõ học ngành dược làm gì khi ra trường? chưa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết mà các Dược sĩ tương lai không thể bỏ qua.
Cơ hội nghề nghiệp khi học ngành Dược
Ai cũng biết, ngành dược là sự tổng hợp nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hóa học và sinh học, dựa vào hai ngành học này mà người ta dùng kiến thức của nó để bào chế ra các dược phẩm phục vụ cho sức khỏe con người…
Có nhiều quan niệm học Dược chỉ có thể mở được quầy thuốc tại nhà hoặc buôn bán thuốc. Tuy nhiên viên thuốc được hình thành từ trên dây chuyền sản xuất, sau đó được phân phối đến tay người tiêu dùng trải qua rất nhiều giai đoạn. Cho nên, công việc của một dược sĩ cũng hết sức đa dạng.
Thêm vào đó, làm việc trong ngành Dược cũng đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều cơ hội để tự khẳng định chính mình, phát triển khả năng kinh doanh cá nhân. Một trong những xu hướng được ưu tiên lựa chọn hiện nay chính là thành lập công ty dược phẩm, thực phẩm chức năng hoặc mở tiệm thuốc của riêng mình, nhiều người học ngành Dược sau khi tốt nghiệp thích kinh doanh nhà thuốc hơn là làm thuê tại các công ty.
Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, tỉ lệ dược sĩ của nước ta hiện chỉ đạt khoảng 1,19/10.000 dân. Sự thiếu hụt nhân lực ngành Dược tại các bệnh viện, trung tâm y tế và công ty dược phẩm càng trở nên trầm trọng khi các công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài đang đẩy mạnh chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Dược với mức lương khởi điểm khoảng 8-10 triệu đồng/tháng cùng với chế độ ưu đãi tốt. Bạn thấy sao về những con số thống kê trên cho ngành học tương lai của mình, quá tuyệt phải không nào?
Tốt nghiệp Dược sĩ làm gì khi ra trường ?
Sau khi tốt nghiệp, tùy vào nguyện vọng và năng lực cá nhân học viên học Dược sĩ có thể đảm nhận ở nhiều vị trí công việc khác nhau như:
- Làm việc tại Bệnh viện: Dược sĩ lâm sàng chịu trách nhiệm cung ứng đảm bảo chất lượng và số lượng thuốc, tham vấn với bác sĩ trong việc kê toa, cảnh báo tương tác, hướng dẫn dùng thuốc cho những đối tượng đặc biệt.
- Làm việc tại cơ sở sản xuất: Dược sĩ sẽ nghiên cứu quy trình sản xuất, công thức, dạng bào chế, hoạt chất mới, theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, nuôi trồng, chiết xuất dược liệu,…
- Làm việc tại các trường y dược: công tác tại khoa dược của các trường y dược với vai trò là giảng viên, kỹ thuật viên,…
- Làm việc tại viện, trung tâm kiểm nghiệm: Dược sĩ có vai trò kiểm tra chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, nghiên cứu và phân tích thành phần thuốc…
- Tại cơ sở kinh doanh: Dược sĩ làm việc tại các cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty nhập khẩu.
Ngoài ra sinh viên sau khi ra trường còn có thể đảm nhận với nhiều vai trò như: Trình dược viên, Nhân viên tư vấn dược, các đơn vị có nhu cầu sử dụng Dược sĩ trình độ đại học. Đó cũng chính là lý do ngành dược vinh dự nằm trong top những ngành có triển vọng trong tương lai, là cơ hội tiến thân vững chắc cho những ai theo học.
Để đảm nhận tốt công việc của một Dược sĩ, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Dược uy tín đặc biệt chú trọng. Chẳng hạn, Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn (SPC) đã chuẩn bị chu đáo cho tương lai của sinh viên ngành Dược thông qua việc ký thỏa thuận hợp tác với hơn các bệnh viện, nhà thuốc uy tín tại TP. HCM và các khu vực lân cận.
Người xưa có câu “đói ăn rau, đau uống thuốc” đã phần nào nói lên tầm quan trọng của ngành Dược trong xã hội. Cùng với những điều đã trình bày, “Học ngành dược làm gì khi ra trường??” người viết hy vọng sẽ giúp cho những bạn đang quan tâm về ngành Dược sẽ “bỏ túi” thêm cho mình những thông tin hữu ích.
Tuy nhiên, ngành Dược xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Dược khoảng bao nhiêu,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Dược và trở thành một Dược sĩ thành công trong tương lai.
Năm 2024, Trường nhận hồ sơ và xét tuyển chia làm nhiều đợt và khai giảng hàng tháng.
Bạn nên tìm hiểu thêm:
* Ngành Dược học như thế nào ?
Báo chí nói gì về Trường SPC
* Báo Giáo dục : Chọn Trung cấp để sớm tự lập
Trường Bách Khoa Sài Gòn ngành chăm sóc sức khỏe thu hút người học
* Báo Zing: Trung cấp – Con đường ngắn dẫn đến thành công