Theo học ngành Y dược, bạn sẽ không bao giờ lo thiếu việc làm bởi nó thiết thực và gắn liền với cuộc sống con người, nhất là trong thời đại dịch Covid-19 cần nguồn nhân lực hơn bao giờ hết. Tốt nghiệp ngành Dược không có nghĩa là bạn chỉ có thể mở quầy thuốc và bán thuốc mà cơ hội ứng tuyển vào các vị trí khác tương đối rộng mở. Cùng Bách Khoa Sài Gòn tham khảo bài viết về thị trường ngành Dược và cơ hội việc làm sau khi ra trường dưới đây nhé.
Ngành Dược tại Việt Nam ngày càng được quan tâm và tăng mức đầu tư
Người Việt Nam có xu hướng tìm đến các nhà thuốc khi ốm đau. Chăm sóc sức khỏe hầu như đều được tư vấn và giao phó cho các dược sĩ nhà thuốc. Thói quen chữa trị, cộng với dân số đông (trên 90 triệu người) đã khiến bán lẻ dược phẩm ở Việt Nam phức tạp nhưng cũng đầy hấp dẫn.
Việt nam được xếp vào nhóm có ngành Dược mới nổi. Dân số đang bước vào giai đoạn già hoá với tốc độ nhanh nhất từ trước tới nay, tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên là 6,5% vào năm 2017 dự kiến đạt 21% vào năm 2050 đồng nghĩa nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tăng lên.
Đặc biệt, mức độ sẵn sàng chi trả cho dược phẩm và các dịch vụ y tế có xu hướng tăng lên do thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí được cải thiện; trong khi môi trường sống ngày càng có nguy cơ ô nhiễm cao làm gia tăng các loại bệnh tật là yếu tố chính dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành Dược.
Trong bối cảnh đại dịch, thị trường dược phẩm vẫn tăng trưởng bất chấp sự suy thoái của nhiều ngành kinh tế khác. Đây là mảng đầu tư đầy tiềm năng, vững vàng ngay cả trong đại dịch và được dự báo là sẽ có cơ hội bùng nổ kinh doanh và việc làm sau đại dịch nhờ sự gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cá nhân và chuyển dịch xu hướng tiêu dùng trong kỷ nguyên số.
Cơ hội rộng mở cho sinh viên ngành Dược mùa dịch
Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của xã hội tăng cao kéo theo nhu cầu nhân sự ngành Dược ngày càng tăng trưởng theo sự phát triển của hệ thống y tế, nhà máy sản xuất thuốc. Đặc biệt, các nhà thuốc đóng vai trò như hệ thống y tế cộng đồng trải khắp cả nước, từ vùng quê đến đô thị đang cần rất nhiều dược sĩ Trung cấp.
Nhiều người nghĩ học trung cấp Dược chỉ có thể bán thuốc tại các nhà thuốc. Thực tế, học trung cấp Dược khỏi lo thất nghiệp và còn có cơ hội làm ở nhiều vị trí công việc cao cấp như quản lý, giám đốc.
Cụ thể, tại các hệ thống bán lẻ hoặc chuỗi nhà thuốc, sinh viên Trung cấp Dược mới ra trường có thể xuất phát từ nhân viên bán thuốc, sau đó phát triển lên vị trí ca trưởng, tiến tới là cửa hàng trưởng, quản lý nhiều cửa hàng, cuối cùng là vị trí quản lý vận hành hệ thống bán lẻ.
Còn tại bộ phận cung ứng thuốc hoặc các công ty dược phẩm, sinh viên Trung cấp có thể xuất phát từ vị trí trình dược viên, rồi lên giám sát, giám đốc vùng…
Tại các đơn vị sản xuất, họ có thể làm nghiên cứu thuốc, điều chế thuốc, tham gia các dây chuyền sản xuất thuốc…
Ngoài con đường phát triển theo hướng quản lý như trên, sinh viên trung cấp Dược còn có thể học nâng cao trình độ để phát triển theo con đường chuyên môn, bắt đầu từ vị trí tập sự lên nhân viên chính thức, sau đó là chuyên viên làm việc độc lập, phát triển hơn là chuyên gia trong lĩnh vực của mình.
Với những lý do cùng cơ hội việc làm rộng mở như trên, chuyên ngành Dược vẫn giữ nguyên độ hot qua bao năm và là một trong những ngành nghề có số lượng sinh viên đông nhất tại trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn. Chương trình Trung cấp Dược tại Bách Khoa Sài Gòn được các giảng viên đầu ngành nghiên cứu và thiết kế tích hợp kiến thức chuyên môn và rèn luyện kỹ năng thực hành.
Sinh viên chuyên ngành Dược được thực hành ngay từ năm nhất. Đặc biệt, các em còn được tham gia các lớp tư vấn dược với nhà thuốc mô phỏng ngay tại trường. Sau khi hoàn thành chương trình Trung cấp, sinh viên có thể dễ dàng chuyển tiếp lên Cao đẳng chỉ với 1.5 năm hoặc trực tiếp tham gia thị trường lao động.
Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn nhận hồ sơ xét tuyển Trung cấp ngành Dược và khai giảng hàng tháng.
Link đăng ký nộp hồ sơ trực tuyến: https://dkxt.bachkhoasaigon.edu.vn/