Đối với nhiều người, Công nghệ thông tin (CNTT) về cơ bản đồng nghĩa với những vấn đề máy tính mà bạn hay gặp hàng ngày. Mặc dù quan điểm về Công nghệ thông tin này không hoàn toàn sai nhưng nó chưa bao quát hết phạm vi của lĩnh vực nghề nghiệp quan trọng này.
Cũng vì sức nóng chưa hề hạ nhiệt từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, CNTT, không ngoài dự đoán, vẫn là một trong những ngành học được các em học sinh theo đuổi nhiều nhất trong năm 2020.
Vậy đâu là đặc điểm khiến ngành này lại có sức hút đến như vậy, cùng Bách Khoa Sài Gòn tìm hiểu qua bài biết dưới đây nhé.
Công nghệ thông tin ứng dụng đa lĩnh vực
Chọn ngành học cũng giống như việc lập gia đình: chọn đúng thì sớm an cư lập nghiệp, chọn sai thì bão táp mưa sa, bôn ba dặm trường. Vậy mà năm nào cũng có tới 60% sinh viên mất nhiều năm đi học để rồi ra trường chật vật làm trái ngành. Trong khi nửa thiên hạ trái nghề, riêng học Công nghệ thông tin thì không lo sự nghiệp lao đao với sự ứng dụng đa lĩnh vực của nhóm ngành này.
Đến 2021, Việt Nam dự kiến thiếu nửa triệu nhân lực ngành IT, theo TopDev. Dịch bệnh cũng chẳng thể ngăn được ngành này tuyển thêm 50%. Trong khi nhiều doanh nghiệp bị Covid cho… ‘bay màu’, thì ngành IT vẫn tăng trưởng vượt bậc. Tại sao vậy?
Với sự phát triển kinh tế, hầu hết tất cả các doanh nghiệp vận hành hiện nay đều dựa trên sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin thể hiện qua các phần mềm, các công cụ bảo mật và lưu trữ thông tin,… Chính vì thế, hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp sẽ chậm lại nếu không có hệ thống Công nghệ thông tin. Bạn khó có thể tìm thấy một doanh nghiệp không có ít nhất một phần dựa trên máy tính và kết nối mạng.
Điều khiến Công nghệ thông tin chưa bao giờ giảm nhiệt vì ngành này đang là xu hướng phát triển của tương lai. Cuộc sống càng hiện đại, con người càng cần công nghệ và những sản phẩm công nghệ cao. Dù là lĩnh vực nào đi nữa, dù là ngân hàng, hay hàng không, viễn thông, an ninh quốc phòng, tiêu dùng, giải trí… tất cả đều cần đến các ứng dụng Công nghệ thông tin. Có thể nói Công nghệ thông tin chính là hạ tầng của mọi hạ tầng.
Dựa trên khối lượng công việc phụ thuộc vào Công nghệ thông tin, bạn sẽ không quá ngạc nhiên khi biết rằng việc làm trong nhóm ngành này được dự đoán sẽ tăng 13% từ năm 2016 đến năm 2026, nhanh hơn mức trung bình của tất cả các ngành nghề khác.
Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin?
Nên học ngành gì trong công nghệ thông tin là điều mà hầu hết các bạn trẻ quan tâm trong quá trình định hướng nghề nghiệp. Trong số những chuyên ngành cùng nhóm, Thiết kế quản lý website và Quản trị mạng máy tính được quan tâm hơn cả.
Với sự ra đời của website từ năm 1990, hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều áp dụng vaò trong việc kinh doanh của mình. Những năm gần đây website không những tăng cả về số lượng và chất lượng. Các kỹ thuật web đang tiến triển và thay đổi một cách nhanh chóng. Các đặc trưng công việc cũng thay đổi nhiều và sẽ còn tiếp tục thay đổi. Chính vì thế, nghề thiết kế quản lý website khá thu hút nhân lực và hứa hẹn sẽ có nhiều chuyển biến đáng kể hơn nữa trong tương lai.
Bên cạnh đó, Quản trị mạng máy tính cũng là một chuyên ngành nắm vai trò vô cùng quan trọng. Một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không rất cần tới một phòng quản trị mạng máy tính với số nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm người mà đôi khi còn kêu “thiếu nhân lực” bởi mạng máy tính là sự sống còn của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp vừa thì con số có vẻ khiêm tốn hơn với khoảng trên dưới 5 người. Còn các doanh nghiệp nhỏ, dù không quan trọng bằng nhưng cũng phải có ít nhất một nhân viên chuyên trách hệ thống mạng cho toàn doanh nghiệp.
Học công nghệ thông tin ứng dụng đa ngàng nghề
Nắm bắt được nhu cầu của nhóm ngành Công nghệ thông tin, trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn đã và đang đào tạo 2 chuyên ngành Thiết kế quản lý website và Quản trị mạng máy tính dành cho nhiều đối tượng theo học.
Chương trình đào tạo Công nghệ thông tin tại Bách Khoa Sài Gòn được trang bị khối kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên gắn liền với các kiến thức chuyên sâu về công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính, kỹ thuật máy tính, còn được chú trọng đào tạo kỹ năng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và nắm bắt các xu thế công nghệ mới thông qua các hội thảo Khoa học Công nghệ, câu lạc bộ IT, câu lạc bộ Mạng máy tính và truyền thông,…
Ngoài ra, nhà trường còn kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên nhóm ngành Công nghệ thông tin có thể tham gia thực tập ngay từ năm nhất, và cơ hội việc làm với thu nhập hấp dẫn tại các công ty, các tập đoàn hàng đầu trong nước hiện nay.
Năm 2024, trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn nhận hồ sơ xét tuyển Trung cấp Công nghệ thông tin và khai giảng hàng tháng.
Link đăng ký nộp hồ sơ trực tuyến: https://dkxt.bachkhoasaigon.edu.vn/