Trước thực trạng sinh viên ra trường có kỹ năng yếu không thể làm việc được ngay, nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển các ứng viên có kinh nghiệm thực tế. Điều này khiến cho các sinh viên mới ra trường rất khó tìm việc làm. Rất nhiều sinh viên Đại học đã và chưa tốt nghiệp bất ngờ ‘rẽ hướng’ lựa chọn học Trung cấp làm con đường phát triển mới vì được thực hành nhiều hơn.
Nhân lực trình độ cao: Nặng lý thuyết, yếu thực hành
Mỗi năm, số sinh viên ra trường từ các bậc trung cấp, cao đẳng, đại học là trên 60,000 người, tuy nhiên số sinh viên tìm được việc làm theo đúng chuyên ngành và kỳ vọng chưa cao. Nhiều doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng sinh viên mới ra trường, nhưng cũng có không ít ngành lại đòi hỏi sinh viên có kinh nghiệm. Điều này đặt ra thách thức cho các bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi ra trường.
Ở nước ta, thực tế cho thấy là một trong những điểm yếu của đa số sinh viên khi ra trường kỹ năng tay nghề còn yếu kém và hạn chế. Điều này có nguyên nhân trực tiếp từ nhà trường. Bởi lẽ nhiều trường trong quá trình đào tạo đặt nặng về truyền thụ tri thức mà xem nhẹ việc rèn luyện kỹ năng nghề, giờ học thực hành ít, hiệu quả thấp, trang thiết bị máy móc phục vụ cho sinh viên thực hành còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ…
Kiến thức ở hệ Đại học thường tập trung vào nghiên cứu nên thường đặt nặng lý thuyết và thực hành chiếm phần nhỏ vào hai học kỳ cuối tùy vào chuyên ngành. Khác với sinh viên Trung cấp, các bạn được tiếp xúc với thực hành từ năm nhất và hầu hết kiến thức truyền đạt là từ thực tiễn, từ những tiết thực hành. Chính vì thế, sinh viên Trung cấp quen với công việc và không ngại việc ngay từ những ngày đi làm đầu tiên.
Phần lớn gia đình tại Việt Nam vẫn thích cho con em mình theo học Đại học nhưng đôi khi lại gây ra sự “thừa thầy, thiếu thợ” ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh viên và công tác tuyển dụng của các công ty. Đó là lý do vì sao trong thời gian gần đây khi quan điểm của các gia đình thay đổi, nhu cầu học nghề gia tăng vì nhận thấy lợi ích từ việc thực hành sớm của hệ Trung cấp.
Xem thêm: Học Trung cấp có tỷ lệ thất nghiệp thấp và việc làm ổn định
Sinh viên Trung cấp được thực hành đến 70% chương trình đào tạo
Mục đích khi theo học hệ Trung cấp là làm cho bạn ‘sẵn sàng làm việc’; chính vì thế, chương trình đào tạo được thiết kế không đặt quá nặng về vấn đề học thuật mà chú trọng vào việc thực hành hoàn toàn liên quan đến một ngành nghề cụ thể. Việc học tập thông qua phương pháp tiếp cận nghề nghiệp giúp học viên rút ngắn được thời gian đào tạo khi không mất quá nhiều thời gian vào nghiên cứu lý thuyết mà tận dụng phần lớn vào việc nâng cao tay nghề và cọ sát với công việc và tiếp thu kiến thức thực tiễn trực tiếp.
Luôn đồng hành và hỗ trợ sinh viên, trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn thường xuyên lắng nghe ý kiến từ các đối tượng liên quan, trong đó rất chú trọng đến ý kiến phản biện từ các sinh viên đã tốt nghiệp và đi làm đúng ngành nghề ở các doanh nghiệp tiêu biểu. Từ đó hoàn thiện tầm nhìn dài hạn của nhà trường qua việc định hướng và thiết kế chương trình đào tạo riêng để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đơn cử là khối ngành Y-Dược, vì đặc trưng ngành học nên sinh viên được tạo điều kiện tối đa để thực hành sớm nhất có thể. Lý thuyết và thực hành hầu như đều được truyền tải song song ngay từ năm nhất và sinh viên cũng được làm quen với các công nghệ hiện đại và cả kỹ năng chuyên môn cũng trong thời gian này.
Với phương châm đào tạo sinh viên ra trường ‘vững nghề nghiệp – chắc tương lai’, Bách Khoa Sài Gòn luôn chú trọng đào tạo kỹ năng thực hành cho các em với thời lượng chiếm 70% chương trình đào tạo kết hợp cùng các kỹ năng mềm để sẵn sàng làm việc ngay khi tốt nghiệp mà không cần phải đào tạo lại.
Bên cạnh đó, các ngành học khối Kinh tế – Công nghệ cũng luôn được bảo đảm chất lượng đào tạo khi các tiết thực hành được đan xen với lý thuyết hài hòa và bổ trợ cho nhau hiệu quả. Những lớp học mô phỏng, kiến tập và tham quan doanh nghiệp là ‘đặc sản’ tại Bách Khoa Sài Gòn góp phần tạo cho sinh viên những trải nghiệm và kiến thức thực tiễn đến từ vị trí các doanh nghiệp.
Tại trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn, bên cạnh việc tiếp cận thực hành ngay từ năm nhất, các bạn còn có cơ hội thực tập tại doanh nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thông qua các đợt hợp tác doanh nghiệp, sinh viên Bách Khoa Sài Gòn đã được thể hiện bản thân và nhận được đánh giá tốt tại các doanh nghiệp, nhiều bạn trẻ được ‘đặt gạch’ ngay từ khi còn chưa tốt nghiệp.
Xem thêm:Kỹ năng Trung cấp giúp bạn ‘luôn sẵn sàng’ cho công việc như thế nào?
Theo định hướng đào tạo chuyên sâu bồi dưỡng nhân lực lao động chất lượng cao, trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tuyển sinh 15 ngành gồm: Dược | Điều dưỡng | Y sĩ | Hộ sinh | Kế toán | Pháp luật | Marketing | Hướng dẫn du lịch | Quản trị mạng máy tính | Thiết kế và quản lý website | Xây dựng dân dụng và công nghiệp | Thiết kế đồ họa | Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ | CNTT (Ứng dụng phần mềm) | Thương mại điện tử.
Năm 2023, trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn nhận hồ sơ xét tuyển Trung cấp và khai giảng hàng tháng.