Hướng dẫn viên du lịch là công việc được rất nhiều bạn trẻ đánh giá là một trong những công việc “được yêu thích” vì tính chất được đi đến khắp nơi mà không tốn chi phí, ngược lại là được nhận lương cho việc “đi du lịch” này.

Từ góc nhìn của các công ty du lịch thì Hướng dẫn du lịch là một trong những nghề có sự phát triển bền vững, nhiều cơ hội trong tương lai, đơn giản vì đây là công việc thuộc lĩnh vực dịch vụ mà mà máy móc ở thời đại 4.0 gần như không có khả năng thay thế. 

 Thực tế, 2 năm trở lại đây, Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tiếp nhận và tư vấn cho đông đảo học sinh, phụ huynh có nguyện vọng theo học ngành hướng dẫn du lịch, điều đặc biệt là không ít em lựa chọn theo học ngành này ở bậc trung cấp dù sức học của các em hoàn toàn có thể chọn học ở những bậc học cao hơn.
Đây là tín hiệu thật sự đáng mừng vì những ưu điểm của bậc đào tạo trung cấp là chú trọng thực hành, thực tế, thời gian học tập ngắn và chỉ tập trung đào tạo những nội dung thiết thực… đã dần được các em học sinh, phụ huynh ủng hộ lựa chọn.

 trung cấp hướng dẫn viên du lịch

 

Có những nỗi vất vả

Công việc của một hướng dẫn viên du lịch không dành cho những người thích nhàn rỗi và kém hòa đồng, mà là nghề dành riêng cho những chuyến rong ruổi Nam – Bắc, Năm châu… với rất nhiều áp lực và vất vả riêng.

Tính chất công việc không chỉ đòi hỏi lượng kiến thức rộng về văn hóa, đời sống, ngoại ngữ, năng khiếu giao tiếp, sức khỏe, kinh nghiệm…, mà còn đòi hỏi bạn phải chấp nhận được căng thẳng, không ổn định về thời gian cũng như khả năng những tình huống bất ngờ mà trăm lần không lần nào giống lần nào.

Một ví dụ cụ thể, trong chương trình hướng dẫn khách du lịch, trong khi khách du lịch tham qua, thư giãn ngắm cảnh, thưởng thức văn hoá, ẩm thực… thì hướng dẫn viên du lịch phải liên tục truyền đạt những hiểu biết của mình về địa danh, văn hoá, lịch sử, chưa kể đến nỗ lực để tạo không khí thoải mái, sôi động phù hợp nhất để đem lại sự hài lòng của khách hàng.

Tất nhiên là với những bạn thật sự yêu nghề thì những nỗi vất vả này chính là chất xúc tác để họ gắn kết với nghề hơn vì phía sau nỗ lực này chính là tình cảm của khách du lịch, trước hết và sau cùng là dành cho hướng dẫn viên trực tiếp, sau đó mới đến doanh nghiệp.

Triển vọng riêng của nghề Hướng dẫn viên du lịch

Hiếm có nghề nào tỉ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường, thậm chí chưa ra trường cao như ngành Hướng dẫn viên du lịch. Điều này chứng minh cho nhu cầu lao động của nhóm ngành này đang rất lớn, không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia khác như Thái Lan, Nhật Bản… cũng đang thiếu hụt trầm trọng.

Nhiều doanh nghiệp từ những nước này thậm chí còn phải tuyển dụng bù đắp từ thị trường lao động của Việt Nam với mức lương thực sự hấp dẫn và môi trường phát triển sự nghiệp rất lớn ngay trên các quốc gia này.

hướng dẫn viên du lịch

Có một điều rất thú vị của ngành Hướng dẫn viên du lịch mà có lẽ chỉ có những người trong nghề mới biết, đó là rất nhiều hướng dẫn viên du lịch sau một thời gian gắn bó với nghề có thể đảm nhận ở một số lĩnh vực khác như MC, hoạt náo viên, hay thậm chí là thông dịch viên…

Lý giải cho hiện tượng này, nhiều hướng dẫn viên du lịch cùng chung một câu trả lời: nghề hướng dẫn du lịch là cái gì cũng phải biết, thậm chí là phải biết chắc, biết sâu, cho nên làm được MC, hoạt náo viên… là chuyện rất bình thường.

Tất nhiên, dù công việc của một hướng dẫn viên du lịch đủ điều vất vả, hay dù có rất nhiều cơ hội để làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong số đó có những nghề lương khá cao… nhưng hầu hết đều muốn gắn bó với nghề hướng dẫn du lịch. Tác giả cho rằng, lý do lớn nhất chính sự thú vị của công việc và lòng yêu nghề của họ.