Nội dung bài viết
Chương trình đào tạo: Ngành Y sĩ đa khoa
Mã ngành: 5720101
1 Mục tiêu đào tạo ngành Y sĩ đa khoa
Chương trình đào tạo Y sĩ đa khoa bao gồm những kiến thức cơ bản về chính trị; tin học; ngoại ngữ; giáo dục thể chất; pháp luật; giáo dục quốc phòng – an ninh; giải phẫu – sinh lý; vi sinh – ký sinh trùng; dược lý; dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh phòng bệnh; kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khoẻ; quản lý và tổ chức y tế; điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng.
Các học phần chuyên môn như: Bệnh nội khoa; bệnh ngoại khoa; sức khoẻ trẻ em; sức khoẻ sinh sản; bệnh truyền nhiễm – xã hội; bệnh chuyên khoa; y tế công cộng; y học cổ truyền và phục hồi chức năng. Nội dung phần thực hành, thực tập của các học phần chuyên môn và thực tập tốt nghiệp được bố trí thành những học phần riêng để tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho hiệu quả.
Sinh viên Ngành y sĩ được đào tạo các kiến thức chuyên trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, sinh viên được tìm hiểu về các bệnh nội, ngoại khoa, bệnh truyền nhiễm và các bệnh chuyên khoa. Người học y sĩ được trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ em, sức khỏe sinh sản, có kiến thức về y tế công cộng, phục hồi chức năng…người học y sĩ ra trường có khả năng thăm khám một số bệnh thông thường…
2 Kiến thức và kỹ năng đạt được
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về: Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người; Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khỏe con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
- Trình bày được những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng một số bệnh thông thường.
- Trình bày được Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
- Thực hiện được việc thăm, khám và chữa một số bệnh, chứng bệnh thông thường.
- Phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở.
- Làm được một số thủ thuật theo quy định của Bộ Y tế, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng.
Chuyển tuyến trên kịp thời các bệnh vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở. - Tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình y tế quốc gia, phát hiện dịch bệnh sớm, lập kế hoạch, triển khai thực hiện phòng bệnh và chống dịch.
- Truyền thông giáo dục sức khỏe; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, vận động cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề sức khỏe ở tuyến y tế cơ sở.
3 Chương trình đào tạo ngành Y sĩ đa khoa:
Học kỳ 1: Kiến thức cơ bản
- Giáo dục thể chất
- Giáo dục quốc phòng – an ninh
- Chính trị
- Tin học
- Ngoại ngữ
- Pháp luật
- Giải phẫu sinh lý
- Dược lý
- Điều dưỡng căn bản và kỹ thuật điều dưỡng
- Vi sinh – ký sinh trùng
Học kỳ 2: Kiến thức cơ sở ngành
- Bệnh nội khoa
- Bệnh ngoại khoa
- Sức khỏe trẻ em
- Sức khỏe sinh sản
- Bệnh truyền nhiễm – xã hội
Học kỳ 3: Kiến thức chuyên ngành
- Bệnh chuyên khoa
- Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng
- Kỹ năng tiền lâm sàng
- Y tế cộng đồng
- Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe
Học kỳ 4: Thực tập tốt nghiệp
- Bình bệnh án
- Thực tế ngành
4 Các vị trí công việc sau khi ra trường:
Người học ngành y sĩ có khả năng làm các công việc sau:
- Khám và chữa bệnh thông thường trong phạm vi quy định của phân tuyến kỹ thuật.
- Trợ giúp Bác sỹ trong khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế.
- Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh cấp cứu và các vết thương thông thường.
- Tham gia sơ cứu các tai nạn và thảm họa xảy ra tại địa phương.
- Biết được những kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị các bệnh thường gặp theo y học cổ truyền (YHCT), phương pháp điều trị những bệnh thông thường bằng YHCT tại tuyến cơ sở, bằng thuốc nam, châm cứu, xoa bóp và tập luyện dưỡng sinh.
- Hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
- Tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ về sức khoẻ sinh sản và Dân số – Kế hoạch hoá gia đình.
- Hướng dẫn và tư vấn cho nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh.
- Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bị tàn tật, thương tật tại cộng đồng.
- Phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh, gây dịch tại cộng đồng; đề xuất và tham gia các biện pháp giải quyết; báo cáo kịp thời khi có dịch.
- Quản lý, theo dõi, chăm sóc các bệnh nhân mắc bệnh xã hội, bệnh mạn tính tại cơ sở y tế, tại nhà.
- Tham gia lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, gia đình và cá nhân tại địa phương.
- Tham gia công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ, tư vấn cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng về các vấn đề sức khoẻ.
- Thực hiện các chương trình y tế tại địa phương.
- Tham gia hướng dẫn, huấn luyện nhân viên, học sinh y tế thực tập tại đơn vị.
- Tham gia công tác hành chính, quản lý và bảo quản thuốc, dụng cụ, trang thiết bị y tế của Trạm y tế.
- Thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các quy định về chuyên môn của Bộ Y tế.
Phụ huynh, học sinh liên hệ tư vấn hướng nghiệp – tuyển sinh ngành Y sĩ qua hotline/zalo: 0979953763 – 0961828601 – 0944422446 – 0944422447
Đăng ký học Ngành Y sĩ
Bạn hãy để lại thông tin, chúng tôi rất vui được hỗ trợ bạn