Nội dung bài viết
Thiết kế đồ họa là ngành học đang phổ biến hiện nay, bạn cần trang bị cho bản thân một chiếc laptop có cấu hình phù hợp để đáp ứng tốt cho việc học và công việc sau này. Hãy cùng Bách Khoa Sài Gòn chọn một laptop phù hợp với bạn nhé.
Các tiêu chí để chọn laptop bao gồm: CPU, RAM, card đồ họa, ổ cứng, màn hình.
1. Tiêu chí chọn CPU
Vì vậy, để đáp ứng tốt nhu cầu học tập, làm việc về thiết kế, bạn hãy lựa chọn sản phẩm được trang bị vi xử lý CPU Core i5 trở lên giúp mọi thao tác của bạn trở nên nhanh chóng, mượt mà và hiệu quả khi vận hành các công cụ thiết kế phức tạp.
Hiện nay CPU có 3 dòng sản phẩm chính được nhiều người ưa chuộng, dòng CPU của hãng Intel có các sản phẩm từ CPU core I3 đến core I9, dòng CPU của hàng AMD và riêng máy Macbook của Apple thì dùng chip A1. Nhưng phổ biến nhất vẫn là các máy tính trang bị CPU của Intel
2. Tiêu chí chọn RAM
Nhìn chung, 8GB là mức dung lượng RAM tối thiểu cần có để máy tính có thể khởi chạy được các ứng dụng thiết kế đồ họa cơ bản, nhưng nếu công việc yêu cầu bạn chỉnh sửa hình ảnh hay ứng dụng mô phỏng 3D nặng thì bạn cần trang bị RAM 16GB để có thể thoải mái làm việc.
Một mẹo nhỏ tư vấn cho các bạn sinh viên là các bạn có thể mua máy tính với dung lượng RAM 8Gb để tiết kiệm chi phí ban đầu, sau thời gian hết bảo hành và có điều kiện thì vẫn có thể nâng cấp RAM từ 8Gb lên 16Gb hoặc cao hơn.
3. Tiêu chí về Card đồ họa
Card đồ họa rời là tiêu chí quan trọng hàng đầu khi lựa chọn laptop cho dân thiết kế đồ họa, kỹ thuật vì nó quyết định hiệu năng xử lý hình ảnh. Hai dòng card đồ họa rời tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo là Quadro của NVIDIA hoặc Firepro của AMD.
Nếu bạn là sinh viên đang học thiết kế, dựng hình 2D, Photoshop thì card tích hợp hay card rời như NVIDIA MX130, NVIDIA MX250,… sẽ đáp ứng rất tốt cho việc học của bạn. Riêng các tác vụ 3D, thiết kế mô hình đa chiều phức tạp thì bạn cần trang bị card đồ họa từ GTX 1050 trở lên.
4. Tiêu chí ổ cứng – Nên chọn SSD
Việc sở hữu một chiếc laptop có ổ cứng kép sẽ mang lại cho bạn một không gian lưu trữ rộng lớn ổ cứng HDD và khả năng đọc file nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nhờ ổ cứng SSD. Với cách sử dụng ổ cứng kép, SSD là ổ cài hệ điều hành còn HDD là nơi chứa dữ liệu.
Tốc độ ổ cứng SSD cao hơn HDD, nếu có điều kiện các bạn sinh viên nên chọn ổ cứng SSD có dung lượng 512 Gb để tốc độ của máy có hiệu suất cao nhất (dùng riêng ổ SSD)