Khi thay đổi hình thức thi tuyển sang xét tuyển lớp 10 bằng điểm chuẩn trung bình môn lớp 9, nhiều phụ huynh bất lực khi con rớt trường công, không lo được học phí trường tư khi điểm chuẩn tăng đột biến.
Dưới tác động của dịch Covid-19, đầu tháng 8, UBND TP HCM quyết định không tổ chức thi mà chuyển sang xét tuyển lớp 10 theo công thức tính tổng điểm trung bình cả năm lớp 9 của môn Văn, Toán, Ngoại ngữ. Phiếu nguyện vọng đã được điền từ trước khi có quyết định này nên hầu hết các em vẫn xem xét sức học và điểm chuẩn của những năm trước để chọn nguyện vọng phù hợp với mình.
Tuy nhiên, việc học online liên tục do dịch bệnh cũng khiến các em học sinh bị ảnh hưởng dẫn đến điểm kém. Khi đăng ký dự thi, các cháu có niềm tin là nỗ lực ôn tập sẽ có kết quả thi tốt, nhưng sau đó xét tuyển nên gặp bất lợi. Với hình thức xét tuyển điểm trung bình lớp 9, thí sinh trên toàn thành phố có điểm học bạ khá cao khiến nhiều gia đình có con em với sức học không quá nổi trội lại không may bị trượt cả 3 nguyện vọng.
Năm nay, TP HCM có 83.300 thí sinh đăng ký tuyển sinh vào lớp 10, tổng chỉ tiêu gần 67.000 nên có khoảng 17.000 em rớt trường công lập. Vậy lối đi nào cho các em tốt nghiệp THCS vẫn có thể tiếp tục việc học mà vẫn tiết kiệm được chi phí?
Trung cấp: Đường tắt cho học sinh tốt nghiệp THCS học lên Đại học tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí
Trong những năm qua, hầu hết các trường Trung cấp đều đã đào tạo mô hình 9+ dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Để có thể thu hút học sinh sau khi hoàn thành chương trình THCS chuyển hướng vừa học văn hóa, vừa học Trung cấp còn rất nhiều việc phải làm, nhất là phải chứng minh được những lợi ích cụ thể của lựa chọn này để nhiều học sinh và cả phụ huynh đều tin đây là một lựa chọn tốt. Dù đã được phổ biến rộng rãi nhưng vẫn còn khá nhiều phụ huynh chỉ xem đây là con đường cuối cùng khi không thể vào được lớp 10 công lập.
Theo nhiều phụ huynh, có rất nhiều nguyên nhân khiến họ không muốn lựa chọn con đường học thẳng Trung cấp sau THCS vì sợ con tủi thân và thiệt thòi với bạn bè hay môi trường Trung cấp còn phức tạp không thể quản lý được.
Thực tế, môi trường Trung cấp đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây từ chương trình đào tạo đến quy cách quản lý. Nhiều chính sách hỗ trợ và lợi ích đào tạo, kinh tế cũng được áp dụng chỉ dành riêng cho đối tượng tốt nghiệp THCS chọn con đường này mà phụ huynh chưa biết.
Thời gian đào tạo chương trình Trung cấp đối với học sinh tốt nghiệp THCS là 2.5 năm. Sau thời gian này, học sinh vừa có chứng nhận tốt nghiệp THPT, vừa có bằng Trung cấp và có thể học lên Cao đẳng hoặc Đại học chỉ từ 1.5 đến 2.5 năm hoặc trực tiếp tham gia thị trường lao động. Theo đó, 18 tuổi sẽ hoàn thành chương trình THPT và trung cấp nghề, 19 tuổi sẽ hoàn thành chương trình cao đẳng và 21 tuổi sẽ hoàn thành chương trình đại học.
Ngoài ra Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn có chương trình đào tạo Phổ thông Trung cấp, học sinh tốt nghiệp THCS theo học tại Bách Khoa Sài Gòn 3 năm được cấp bằng Trung cấp chính quy và bằng THPT Quốc gia.
Bên cạnh đó, học sinh tốt nghiệp THCS học thẳng Trung cấp sẽ được Nhà nước cấp bù tiền học phí lên đến 100% (theo Điều 19 NĐ 81/2021/NĐ-CP) để đẩy mạnh chủ trương phân luồng giáo dục. Với chính sách này, đối tượng THCS đã tiết kiệm được thời gian học nay lại có thể tiết kiệm thêm rất nhiều chi phí, phù hợp cho các hộ gia đình có kinh tế khó khăn.
Học Trung cấp: Con đường lập nghiệp nhanh nhất
Trên thực tế, học Trung cấp được xem là con đường lập nghiệp nhanh nhất. Chỉ trong 2.5 năm, người học vừa có trình độ văn hóa THPT vừa có kỹ năng nghề nghiệp để tham gia thị trường lao động hoặc theo học hệ Phổ thông Trung cấp. Đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp, yếu tố quan trọng nhất tạo lợi thế cạnh tranh khi tham gia ứng tuyển tại doanh nghiệp.
Nhằm thu hút thêm học viên, các trường Trung cấp hiện nay đang không ngừng nỗ lực đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Tại trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn, với chủ trương đảm bảo các sinh viên sẽ ‘chắc nghề – vững nghiệp’, chương trình đào tạo luôn chú trọng kỹ năng thực hành và chiếm 70% quá trình học.
Về các môn văn hóa phổ thông, sinh viên chỉ học 5 môn chính để bổ trợ cho chuyên ngành, tránh áp lực thi cử văn hoá quá nặng, còn phần lớn thời gian vẫn tạo cơ hội cho các em tiếp xúc nghề là chính. Sinh viên được thực hành từ năm nhất và tiếp xúc nghề từ sớm nên hầu hết sau khi tốt nghiệp Trung cấp các bạn khá dạn dĩ trong công việc và không ngại khó.
Một điểm mạnh của các trường Trung cấp là chương trình đào tạo rất sát với thực tiễn. Hợp tác với các doanh nghiệp là một hướng đi mà các trường luôn theo đuổi trong nhiều năm qua. Đơn cử trường Bách Khoa Sài Gòn, với 15 ngành đào tạo chất lượng cao, nhà trường đã xác định xu hướng đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và được các đối tác doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chương trình đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên có công việc ngay khi tốt nghiệp, các doanh nghiệp sẽ tuyển chọn được ứng viên phù hợp, đáp ứng tốt cho công việc, không tốn thời gian đào tạo và ngay cả đơn vị đào tạo cũng phát huy tốt vai trò đào tạo cung cấp nhân lực cho xã hội.
Theo định hướng đào tạo chuyên sâu bồi dưỡng nhân lực lao động chất lượng cao, trường Bách Khoa Sài Gòn đào tạo 15 chuyên ngành: Dược | Điều dưỡng | Y sỹ đa khoa | Hộ sinh | Kế toán | Pháp luật | Marketing | Hướng dẫn du lịch | Quản trị mạng máy tính | Thiết kế và quản lý website | Xây dựng dân dụng và công nghiệp | Thiết kế đồ họa | Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ | Thương mại điện tử | CNTT (Ứng dụng phần mềm) | Công nghệ Ô tô.
Nhận hồ sơ và xét tuyển chia làm nhiều đợt và khai giảng hàng tháng.
Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn nhận hồ sơ xét tuyển Trung cấp và khai giảng hàng tháng.
Link đăng ký nộp hồ sơ trực tuyến: https://dkxt.bachkhoasaigon.edu.vn/.