Nội dung bài viết
Với xu hướng nền kinh tế trên toàn cầu đang có nhiều biến động và đổi mới theo chiều hướng khác nhau. Marketing và Quản trị kinh doanh là trở thành mục tiêu theo đuổi của các bạn trẻ năng động, sáng tạo, mong muốn khẳng định bản thân và sống tốt bằng chính ý tưởng của mình.
Tuy nhiên, để phân biệt hai ngành có nhiều điểm tương đồng trong tính chất công việc sẽ là một bài toán với nhiều phép tính để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho tương lai. Bài viết về sự khác nhau của ngành Marketing và Quản trị kinh doanh của Bách Khoa Sài Gòn sẽ giải đáp các thắc mắc của các bạn trẻ liên quan đến chương trình học cũng như vị trí công việc cụ thể của mỗi ngành.
1. Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, sự phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa hiệu suất, quản lý hoạt động của kinh doanh bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. Quản trị kinh doanh có thể chia ra nhiều ngành chuyên sâu như:quản trị nhân lực, quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị marketing,..
Quản trị kinh doanh là ngành học đào tạo các nhà quản trị cho tương lai, do đó các bạn sẽ có được kiến thức rất rộng. Bạn sẽ biết được những kiến thức cơ bản và nguyên tắc hoạt động của các phòng ban trong công ty, từ đó đưa ra các phương án đúng đắn.
Vì kiến thức cũng rất rộng nên bạn không thể nghiên cứu chuyên sâu bất cứ phòng ban nào. Đó cũng là lý do vì sao các sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh thường có nhận xét là khó tìm việc làm đúng chuyên môn và càng khó định hướng cho tương lai.
2. Marketing là gì?
Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến,phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Mục tiêu cao nhất của Marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu.
Theo Philip Kotler – cha đẻ của Marketing hiện đại: “Marketing là một quá trình “làm việc” với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người hoặc marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi”.
Nói tóm lại, Marketing là một quá trình tạo sự thu hút và gìn giữ khách hàng đối với doanh nghiệp. Marketing là chiến lược giúp doanh nghiệp thắng thế trong cuộc chiến giành chỗ đứng trong tâm trí khách hàng. Marketing là sự sống còn của doanh nghiệp nên nhu cầu tuyển dụng vị trí Marketing tại các doanh nghiệp ngày càng tăng cao.
Ngày nay, Kinh tế hội nhập, môi trường đầu tư và sản xuất ngày càng cạnh tranh gay gắt, mỗi công ty, tổ chức cần và phải định vị cho mình một chỗ đứng trên phân khúc thị trường kinh doanh. Lúc này, không thể thiếu bàn tay chuyên nghiệp của bộ phận Marketing – những con người có khả năng làm cho một sản phẩm vô danh được khách hàng ghi nhớ, tin dùng cũng như bảo vệ và phát triển một thương hiệu giữa vô vàn những nguy cơ trong xã hội hiện đại.
Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, người học Marketing được học chuyên sâu nên sẽ có định hướng cụ thể về công việc sau khi tốt nghiệp và dễ dàng tìm được công việc đúng chuyên ngành với mức thu nhập tốt.
3. Tại sao nên chọn học ngành Marketing?
Để trả lời cho câu hỏi “Tại sao nên chọn học ngành Marketing?” Philip Kotler – “cha đẻ của Marketing hiện đại” từng khẳng định: “Trong thế giới phức tạp ngày nay, tất cả chúng ta đều phải am hiểu marketing. Kiến thức về marketing cho phép xử trí khôn ngoan hơn ở cương vị người tiêu dùng. Marketing đụng chạm đến lợi ích của mỗi người chúng ta trong suốt cả cuộc đời”.
Ngành học lên ngôi trong nền kinh tế hiện đại
Trên bước đường hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến đa dạng cùng với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp cả về số lượng lẫn hình thức hoạt động. Nhu cầu về nguồn nhân lực Marketing cũng theo đó tăng cao.
Không riêng các công ty chuyên về truyền thông, tổ chức sự kiện, quảng cáo,…mà tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam đều đang tìm cách để sản phẩm, dịch vụ của mình định vị được chỗ đứng trên phân khúc thị trường kinh doanh và tạo được dấu ấn trong lòng khách hàng. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho Marketing được xếp vào hàng “top” những ngành hút nhân lực nhất trong thời gian gần đây.
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, từ nay đến năm 2025, ngành Marketing cần đến 10.000 lao động trở lên cho mỗi năm. Kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cũng cho thấy, ngành Marketing vẫn tiếp tục dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất. Điều này hứa hẹn Marketing sẽ là chọn lựa ưu việt của nhiều bạn trẻ khi đứng trước vô số ngành học liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, quản lý hiện nay.
4. Cơ hội học tập và việc làm của ngành Marketing?
Để bắt kịp với trình độ nhân lực thế giới, không gì khác hơn là sự nỗ lực thay đổi, cải tiến quá trình giảng dạy và học tập tại các đơn vị giáo dục. Nhận biết được điều này, Bách Khoa Sài Gòn đã xây dựng chương trình đào tạo hiện đại, phù hợp với thực tế và đáp ứng được những nhu cầu khắt khe về nhân sự ngành Marketing trong thời kì đổi mới, hội nhập.
Bên cạnh các kiến thức đặc thù, Bách Khoa Sài Gòn còn chú trọng đào tạo ngoại ngữ cùng kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, đàm phán – thương lượng… nhằm trang bị công cụ vững chắc cho người học khi theo đuổi nghề nghiệp đầy cạnh tranh này.
Người học Marketing sau khi tốt nghiệp tại Bách Khoa Sài Gòn sẽ có đủ năng lực đảm nhận, có khả năng cạnh tranh ở các vị trí sau:
- Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing;
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường;
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng;
- Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu; ….
Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp trung cấp chính quy ngành Marketing, bạn có thể chọn học liên thông Đại học ngành Quản trị kinh doanh tại Bách Khoa Sài Gòn. Lúc này, bạn đã vững chuyên môn và đủ kinh nghiệm để trở thành một quản lý của doanh nghiệp với tấm bằng Quản trị kinh doanh.
Bạn thấy đấy, Marketing sẽ mở ra nhiều cánh cửa mới cho sự nghiệp của bạn vì đây là công việc không thể thiếu ở hầu hết các công ty, hơn nữa, nó lại ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với những chia sẻ như trên, bạn đã có được câu trả lời cho chính mình, học trung cấp Marketing sẽ là lựa chọn hoàn hảo của nhiều bạn trẻ năng động.
Năm 2024, trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn nhận hồ sơ và xét tuyển chuyên ngành Marketing hàng tháng
Link đăng ký nộp hồ sơ trực tuyến: https://dkxt.bachkhoasaigon.edu.vn/