Định hướng nghề nghiệp khi theo học Marketing

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện này việc học marketing đang được nhiều thí sinh lựa chọn, Marketing không còn quá xa lạ với chúng ta nữa và là công việc không thể thiếu trong hoạt động của mỗi công ty. Marketing bao gồm nhiều khía cạnh và hoạt động.

Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này, nhưng tất cả chúng đều có điểm chung là khả năng hiểu về sản phẩm hoặc thấu hiểu và nắm bắt các nhu cầu mong muốn của khách hàng và sử dụng những hiểu biết này cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị giúp khách hàng tiềm năng biết về sản phẩm.

Truyền thông quảng cáo có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, đó là là lý do tại sao lĩnh vực này mở ra rất nhiều cơ hội việc làm. 

Cùng Bách Khoa Sài Gòn tìm hiểu xem học marketing bạn có thể theo đuổi những công việc nào nhé

Học Marketing: Quản lý thương hiệu – Brand Management

Các nhà quản lý thương hiệu thường được ví như các chủ doanh nghiệp nhỏ vì họ chịu trách nhiệm cho việc phát triển thương hiệu đó từ nhỏ đến lớn mạnh và có được nhận diện của công chúng. Công việc của họ là hiểu rõ bản chất của nhãn hiệu sản phẩm, vạch ra các đối thủ cạnh tranh trong danh mục thương hiệu của họ, xác định các cơ hội Marketing và có thể truyền đạt những lợi ích độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ đó một cách hiệu quả tới công chúng.

Định hướng nghề nghiệp theo học Marketing

Do công việc quản lý thương hiệu quyết định đến 50% sự thành công của hoạt động Marketing nên người phụ trách phải có khối óc linh hoạt và logic để đưa ra các quyết định phát triển. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp cũng là một điểm mạnh đối với những bạn trẻ muốn theo đuổi lĩnh vực này vì liên tục giao tiếp, thương thảo với khách hàng.

Học Marketing: Nghiên cứu thị trường – Market Research

Khi bắt tay làm một cái gì đó, bạn đều phải nghiên cứu, tìm hiểu và Marketing cũng vậy. Công việc của vị trí này liên quan đến việc nghiên cứu các mục tiêu theo yêu cầu. Để một công ty nắm bắt thị trường, trước tiên họ phải phải hiểu thị trường mục tiêu muốn nhắm đến.

Nghiên cứu là quá trình đầu tiên để hiểu người tiêu dùng, nhu cầu của họ là gì, thói quen mua hàng của họ là gì và cách họ nhìn nhận bản thân trong các mối quan hệ với phần còn lại của thế giới. Từ đó mới có thể đưa ra các chính sách Marketing thích hợp để tiếp cận công chúng.

Nghiên cứu thị trường được thực hiện bằng cách sử dụng các khảo sát, các nhóm tập trung và xem xét các nghiên cứu. Cách làm này cho phép các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu về mục tiêu khách hàng của một thương hiệu cụ thể muốn nhắm đến. Việc Nghiên cứu thị trường công ty có thể tự thực hiện, hoặc một công ty có thể thuê một công ty chuyên ngành để tiến hành nghiên cứu.

Học Marketing: Kế hoạch Marketing – Marketing Plan

Sau khi có được các thông tin nghiên cứu từ thị trường và đối tượng khách hàng, công việc cần thiết nhất ngay sau đó là lên một kế hoạch Marketing tổng quát để triển khai. Ở lĩnh vực này, những hoạt động cụ thể từ khâu thiết kế sản phẩm/dịch vụ, ý tưởng trưng bày, quảng cáo, tiếp cận công chúng đều sẽ được thiết lập một cách chi tiết trong kế hoạch này. 

Lĩnh vực này đòi hỏi người phụ trách phải có cái nhìn tổng quát và ứng biến linh hoạt trong mọi trường hợp, đặc biệt vẫn giữ được tính thực tế để đảm bảo mọi hoạt động được triển khai hợp lý với ngân sách đề ra.

 

Ngành Marketing học những gì?

Học Marketing: Quan hệ công chúng – Public Relations (PR)

Người học marketing có thể nhận trách nhiệm của bộ phận PR Quan hệ công chúng là quản lý giao tiếp với truyền thông, người tiêu dùng, nhân viên, nhà đầu tư và công chúng. Họ được coi là người phát ngôn của công ty. Họ sẽ thường viết thông cáo báo chí để quảng bá sản phẩm mới hoặc để thông báo cho cộng đồng đầu tư về quan hệ đối tác kinh doanh, kết quả tài chính hoặc tin tức khác của công ty. Nếu họ dựa trên quan hệ truyền thông, họ sẽ dành thời gian để trả lời các yêu cầu thông tin từ nhà báo hoặc bình luận cho truyền thông.

Để làm tốt trong quan hệ công chúng, bạn phải có kỹ năng giao tiếp thật tốt, khả năng diễn đạt cả bằng văn bản và lời nói, có thể hiểu nhiều người, tự tin và có thể học nhanh những gì khách hàng của bạn làm để giao tiếp, trao đổi thông điệp của họ cho hiệu quả. Các chuyên gia Quan hệ công chúng cũng nên là người suy nghĩ nhanh, và có sức thuyết phục cũng như có tính cách hướng ngoại và ý chí quyết đoán.

Thực tế, ngoài 4 mảng kể trên, Marketing vẫn là một lĩnh vực khá lớn và bao gồm nhiều công việc hơn cả trên những lý thuyết mà bạn được biết. Chính vì thế, đừng lo lắng với các suy nghĩ ai cũng học Marketing nhiều quá rồi’ hay thị trường nhiều người học Marketing quá thì mình biết làm gì. Các bạn luôn sẽ có công việc và không có sân chơi nào thiếu sự có mặt của Marketing đâu nhé. 

Nếu yêu thích và muốn theo đuổi Marketing, mời bạn tham khảo ngay chương trình chuyên ngành ngay tại đây nhé.

Bách Khoa Sài Gòn xét tuyển Trung cấp Marketing năm 2024:

  • Đối tượng xét tuyển: thí sinh tốt nghiệp THCS/THPT, học dang dở THPT hoặc tốt nghiệp Trung cấp trở lên.
  • Phương thức xét tuyển: học bạ THCS/THPT hoặc bảng điểm Trung cấp trở lên. 

Bách Khoa Sài Gòn nhận hồ sơ xét tuyển học marketing nhiều đợt và khai giảng hàng tháng.

Link đăng ký nộp hồ sơ trực tuyến: https://dkxt.bachkhoasaigon.edu.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *