Nội dung bài viết
Rất nhiều bạn trẻ theo học ngành Dược với mục đích mở quầy thuốc và nhà thuốc tây tư nhân để tự kinh doanh. Vậy điều kiện – kinh nghiệm mở quầy thuốc và nhà thuốc tây là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ thông tin về vấn đề này.
- Bấm vào đây để tìm hiểu sự giống và khác nhau của Quầy thuốc và nhà thuốc Tây.
Điều kiện mở nhà thuốc, quầy thuốc tân Dược là gì?
Ngày 10/04/2016 Quốc hội đã thông qua “Điều kiện mở nhà thuốc là gì?” trong bản dự thảo về Luật Dược. Vấn đề được nhiều người quan tâm nhất trong bộ luật này chính là điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề Dược và phải đáp ứng được những điều kiện gì mới có thể mở được quầy thuốc hoặc nhà thuốc.
- Để có thể mở được nhà thuốc thì các bạn bắt buộc phải tốt nghiệp ngành Dược sĩ hệ Đại học trở lên và phải có kinh nghiệm thực hành ngành Dược tại các cơ sở chuyên môn về thuốc ít nhất là 2 năm.
- Điều kiện để mở được quầy thuốc là các bạn phải tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp ngành Dược và có kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở kinh doanh về thuốc trong khoảng thời gian ít nhất là 1,5 năm.
Với những điều kiện trên, có thể thấy những sinh viên sau khi tốt nghiệp Trung cấp Dược và thực hành tại các cơ sở kinh doanh thuốc khoảng 18 tháng chỉ đủ điều kiện để mở quầy thuốc. Nếu muốn mở nhà thuốc các bạn bắt buộc phải học liên thông lên Đại học và có thời gian thực hành nghề nhiều hơn.
Phải có chứng chỉ hành nghề Dược do Sở y tế cấp.
Trước khi tìm hiểu về điều kiện để được cấp chứng chỉ ngành Dược thì chúng ta phải hiểu được chứng chỉ hành nghề Dược. Những người được cấp chứng chỉ hành nghề Dược có thể phụ trách 1 số công việc trong ngành Dược như: nghiên cứu, sản xuất, kiểm định chất lượng, phân phối, kinh doanh thuốc…
Theo đó, nếu các bạn muốn được cấp chứng chỉ hành nghề Dược các bạn phải
- Tốt nghiệp đại học các ngành Dược, Y đa khoa, Y học cổ truyền hoặc Dược học cổ truyền, sinh học, hóa học…
- Tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp các ngành: Dược, ngành Y, Y học cổ truyền, Dược học cổ truyền…
- Tốt nghiệp Trung cấp dược.
- Có chứng chỉ sơ cấp Dược; giấy chứng nhận về lương Dược, lương Y; giấy chứng nhận hoặc văn bằng bài thuốc gia truyền; các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ khác về Y Dược được cấp trước khi bộ Luật Dược được thông qua ngày 10/04/2016 có hiệu lực.
Sau khi dự thảo Luật Dược được thông qua, mọi người rất lo lắng vì những cử nhân tốt nghiệp ngành Sinh, Hóa cũng có thể được cấp chứng chỉ hành nghề Dược. Có thể các bạn đã hiểu sai vấn đề. Như thông tin đã được cung cấp phía trên. Những người được cấp chứng chỉ hành nghề Dược chỉ phụ trách một hoặc 1 số công việc trong ngành Dược chứ không phải là người phụ trách chuyên môn về Dược.
Như vậy, sẽ không có chuyện sinh viên tốt nghiệp Đại học những chuyên ngành như Hóa, Sinh được phép phụ trách chuyên môn Dược và mở quầy thuốc hoặc nhà thuốc.
Xem thêm: Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược
Đăng ký giấy phép kinh doanh
Sau khi có giấy phép hành nghề Dược các bạn cần phải có giấy phép kinh doanh. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định xem bạn có được mở hiệu thuốc hay không. Bạn phải có giấy phép kinh doanh được cấp bởi cơ quan đăng ký kinh doanh.
Việc kinh doanh thuốc tây cần rất nhiều yêu cầu pháp lý rất nghiêm ngặt. Bạn phải thực hiện tốt và đầy đủ các thủ tục cần thiết như:
- Đầu tiên là chứng chỉ hành nghề Y do Sở Y tế cấp nhưng mà đối với bằng Dược sĩ thì phải đủ thâm niên 2 năm hành nghề, nếu chưa đủ điều kiện cấp thì mình có thể đi thuê những người đã đủ điều kiện cấp bằng và nhờ họ đứng tên. Đối với quầy thuốc tây thì cần bằng từ trung cấp dược trở lên và thời gian hành nghề là 18 tháng.
- Tiếp đến đó là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc là Ủy ban Nhân dân cấp.
- Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề để mở nhà thuốc GPP. thông thường thì 3 năm sẽ xét lại một lần.
Mở quầy thuốc tây cần bao nhiêu tiền?
Để có thể thành lập một cửa hàng thuốc tư nhân, bạn cần phải nắm được và hiểu rõ những việc mình cần làm. Một điều quan trọng cần phải nắm đó là chi phí hay số nguồn vốn cần thiết để mở một cửa hiệu. Và rõ ràng, để mở một hiệu thuốc thì bạn sẽ cần đến một số tiền không hề nhỏ.
Chi phí để thuê mặt bằng, trang thiết bị, cơ sở vật chất.
Điều kiện để mở nhà thuốc không thể không nhắc đến đó chính là mặt bằng. Kinh doanh thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm, thói quen của người Việt mỗi khi đau ốm thường sẽ tìm đến nhà thuốc gần nhà, nên những nhà thuốc tư nhân truyền thống vẫn có lợi thế hơn. Nên chọn vị trí gần khu đông dân cư, gần chợ với nhiều người qua lại.
Bạn phải đi khảo sát thị trường, tìm hiểu xem vị trí địa hình nào có thể mở hiệu. Quầy thuốc phải có vị trí phù hợp, thuận lợi, để mọi người tìm đến. Mặt bằng phải có không gian thoáng mát, sạch sẽ, gọn gàng, nằm ở mặt tiền. Chi phí để thuê có thể rơi vào 4-5 triệu đồng hoặc cao hơn nhiều nếu là ở các thành phố lớn. Nếu nhà của bạn ở mặt tiền và đủ rộng rãi, nằm ở vị trí thuận lợi thì có thể dùng làm mặt bằng kinh doanh, nó sẽ tiết kiện một khoản chi phí so với những bạn đi thuê, đây là một lợi thế rất lớn.
Về trang thiết bị và cơ sở vật chất số tiền bạn cần chi cho khoản này có thể lên đến 50 triệu đồng hoặc nhiều hơn. Nếu bạn muốn không gian bán hàng đầy đủ vật chất tiện lợi thì hãy chi cho nó. Một không gian bán hàng thoáng mát cũng có thể thu hút được nhiều khách hàng. Ngoài ra nó còn giúp bạn bảo quản được thuốc tốt hơn. Nhiều loại thuốc bắt buộc phải bảo quản lạnh, hầu hết các của hàng thuốc hiện nay đều có trang bị máy lạnh (điều hòa).
Chi phí thuê nhân viên hay người có bằng Dược sĩ
Nhiều bạn có đủ điều kiện để mở nhà thuốc nhưng lạ không có bằng Đại học Dược thì phải thuê người có Bằng Dược Đại học để đủ điều kiện mở nhà thuốc. Ngoài ra còn chi phí thuê nhân viên, nếu bạn trực tiếp là người bán thuốc thì sẽ tiết kiệm được khoản tiền này.
Đối với một nhà thuốc có quy mô lớn các bạn có thể muốn thuê nhân viên thu ngân và người phụ giúp bạn trong việc bán thuốc. Tất cả những khoản chi phí trên là phí cố định mà bạn phải đặt nó trong kế hoạch kinh doanh của mình.
Thông thường đến nhà thuốc thì người ta hay mua thuốc nhức đầu, ho, cảm, sổ mũi….và nhân viên bán hàng là người cần phải có trình độ chuyên môn để có thể chuẩn đoán đúng bệnh. Bán hàng tại nhà thuốc là loại hình bán hàng tư vấn, năng lực tư vấn với bán hàng ảnh hưởng rất nhiều tới doanh thu, sức cạnh tranh. Người bán thuốc cần phải có tâm và bán đúng liều đúng bệnh, đặc biệt nếu phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu nghiêm trọng thì nhắc nhở nên đi khám ở những tuyến cao hơn, tránh trường hợp tự mua tự chữa.
Chi phí cho các loại thuốc
Bạn sẽ phải dành rất nhiều tiền cho các loại thuốc. Khi kinh doanh, bạn phải đảm bảo nguồn thuốc của mình có chất lượng tốt, không phải là thuốc hết hạn hay hàng giả. Hãy tìm hiểu nhiều nguồn hàng khác nhau và quyết định đâu mới là loại thuốc tốt cho cửa hàng của mình. Hơn nữa khách hàng chắc chắn sẽ ưu tiên cho quầy thuốc của bạn hơn nếu bạn kinh doanh nhiều loại thuốc chất lượng với nhiều công dụng khác nhau.
Vì mới đầu kinh doanh nên chi phí còn eo hẹp, để giảm bớt chi phí nhập hàng thì bạn nên nhập những danh mục hàng phổ thông cần thiết. Nên tham khảo bạn bè (người đã từng mở nhà thuốc) để xin họ những danh mục hàng có sẵn cần nhập, bạn cần chia thành 2 loại hàng: hàng phổ thông là loại hàng được dùng nhiều, phổ biến và rộng rãi nên ban bắt buộc phải nhập về để đáp ứng nhu cầu ngay;
Hàng tư vấn là loại hàng cần được sự tư vấn về tính năng cũng như là cách sử dụng, loại hàng này không cần nhập nhiều chủ yếu là dựa vào tình hình khách hỏi thăm mà tính toán số lượng. Nên ghi lại những loại thuốc khách hàng hỏi mua mà cửa hàng không có để bổ sung. Sau một thời gian hoạt động và thường xuyên bổ sung danh mục thuốc thì của hàng của bạn có thể đáp ứng tốt cho nhiều yêu cầu khác nhau của khách hàng.
Uy tín của nhà thuốc thông qua chất lượng thuốc bán và giá cả. Đây là hai yếu tố quan trọng để giúp thu hút khách hàng. Nếu mình bán thuốc với liều dùng chất lượng, tác dụng nhanh nhưng giá cả phải chăng thì đương nhiên khách hàng sẽ tìm đến mình nhiều hơn. Chẳng ai muốn tiền mất lại không thuyên giảm bệnh.
Thử một lần, hai lần mà thấy không tác dụng thì khách hàng sẽ tìm đến nhà thuốc khác. Nên nguồn hàng thì chị tích cực tìm từ những trình dược viên khác, từ bạn của chị để có thể hưởng những ưu đãi.
Bên cạnh đó thì chị còn tạo mối quan hệ với những chỗ sỉ để có thể tự mình nhập hàng về, luôn đảm bảo nguồn hàng của mình nhập từ nhiều nơi chứ không bị động ở một chỗ. Nên ký kết hợp tác với nhiều nhà cung cấp thuốc lớn để nguồn hàng được đảm bảo, những đơn vị này thường có chương trình hậu mãi khách hàng tốt hơn.
Hiện tại có rất nhiều chỗ nhập hàng, nhưng các bạn nên cẩn trọng tại các chợ bán thuốc tây sỉ vì rất dễ bị mua lầm thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Các nguồn nhập thuốc chất lượng hiện nay như: Hapulico miền bắc ( 85 Vũ Trọng Phụng ), Chợ thuốc 168 Ngọc Khánh, 132 Lê Duẩn, Siêu thị thuốc Việt (31A Láng hạ), Chợ thuốc Quận 10 TPHCM, các công ty dược trên đường Tô Hiến Thành TPHCM…
Xem thêm: https://luatminhkhue.vn/dieu-kien–thu-tuc-mo-hieu-thuoc–quay-thuoc-tay-moi-nhat-hien-nay–.aspx
“Bách Khoa Sài Gòn Tổng Hợp”
Xin cám ơn bài viết này ạ
một lần nữa xin cám ơn các Thầy Cô trường BKSG, những thông tin này vô cùng bổ ích với em.
Anh chi cho em hoi Một bằng dược sĩ đại học mở được bao nhiêu nhà thuốc ạ
Những nhà thuốc nào trên thị trường được bán thuốc tim mạch