Nội dung bài viết
Mỗi người lớn lên, đi học và vào Đại học như một con đường chuẩn mực. Và tất nhiên bạn cũng có thể theo con đường đó như bao người khác. Trong môi trường cạnh tranh phát triển như hiện nay đòi hỏi mọi người phải có thành tích thật tốt trong các cuộc phỏng vấn để giành được một vé vào công ty tốt. Vậy việc thất nghiệp nếu không vào được Đại học học thì sao? Theo dõi bài viết sau đây sẽ phân tích vấn đề này:
- Dang dở thpt: làm sao để tiếp tục con đường học vấn?
- Thay Đổi Trong Quy Chế Tuyển Sinh Đại Học Khối Ngành Y Dược 2020
- Chọn Trung cấp hay chọn Đại học
Vậy nếu bạn không thể thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Một tấm bằng cử nhân Đại học thường mất khoảng 4 năm để đạt được, nhưng thực tế cần lâu hơn như vậy. Thời gian càng bị kéo dài bao nhiêu thì nguồn tài nguyên tốn kém cũng tăng theo tỉ lệ thuận. Nếu bạn đang lo lắng liệu mình có đáp ứng được những điều kiện đó hay không thì dù là cha mẹ định hướng hoặc tự quyết định tương lai thì hãy dành chút thời gian để xem xét thêm một con đường ít khó khăn hơn nhé.
Học Đại học có thực sự thành công
Nhiều bạn trẻ vẫn nghĩ cánh cửa Đại học sẽ mở ra một thế giới khác hoàn toàn như mơ. Thế nhưng bước vào Đại học mới thấy chuyện không hề đơn giản. Nếu như một lần nhìn vào danh sách có tới hàng nghìn sinh viên bị cảnh báo học vụ, rất nhiều trường hợp thậm chí bị buộc thôi học hàng năm tại các trường đại học, bạn sẽ hiểu vì sao.
Chưa bao giờ việc trúng tuyển đại học lại trở nên dễ dàng đối với sinh viên như gần đây. Quy chế tuyển sinh khá “thoáng”, nhiều thí sinh không trúng tuyển qua kỳ thi THPT Quốc gia vẫn có thể trúng tuyển Đại học qua hình thức xét học bạ THPT. Dường như số lượng học sinh đỗ đại học tỷ lệ thuận với việc sinh viên không thể tốt nghiệp đại học, cứ ngày một tăng. Có những trường lên tới hàng nghìn sinh viên bị buộc thôi học mỗi năm.
Sinh viên bỏ học ngày càng tăng
Nhiều người thường nghĩ giáo dục bắt buộc phải gắn liền với lớp học và các bài kiểm tra. Nhưng thực chất, ngay cả những sinh tốt nghiệp ở các trường Đại học ưu tú nhất cũng cần học các kỹ năng làm việc khi ra trường như cân đối ngân sách hay đàm phán công việc và những điều này đều không được dạy trong giảng đường Đại học. Chính vì thế cần có một nhận định khác: Nếu bạn thích hợp với việc tranh luận học thuật hàng giờ về các chủ đề thích hợp, hãy vào Đại học bằng mọi cách; nhưng nếu bạn cảm thấy điều đó không hợp với mình, có hàng trăm công việc lương cao đang chờ mà không cần đến 4 năm Đại học.
Bằng cấp không quyết định tất cả trong tuyển dụng
Bằng cấp là điều kiện cần trong tuyển dụng, nhưng không phải điều kiện đủ. Nhà tuyển dụng và ứng viên không có nhiều thời gian và cơ hội để tìm hiểu kỹ về nhau. Vì thế, họ cần những tiêu chuẩn riêng để tiết kiệm thời gian.
Bằng cấp là một trong những tiêu chuẩn đó. Nó cho nhà tuyển dụng biết liệu ứng viên có kiến thức nền tảng phù hợp để tiếp tục đào tạo chuyên môn, luôn sẵn sàng tiếp nhận kiến thức và nghiêm túc trong việc phát triển bản thân hay không.
Tuy nhiên, không chỉ bằng cấp mới nói lên khả năng mà quan trọng, ứng viên thể hiện mình như thế nào qua thái độ, kiến thức và kỹ năng trước nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn. Điều đó không có nghĩa người lao động phải có bằng Đại học mới trúng tuyển.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có xu hướng ưu tiên tuyển dụng ứng viên từ Cao đẳng, Trung cấp, vì thời gian đào tạo nhanh chóng và chương trình đào tạo trực tiếp vào chuyên môn.
Học Trung cấp đang là xu hướng tại nhiều nước
Thầy Nguyễn Quang Bình, Hiệu trưởng trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn, cho biết vai trò quan trọng của hệ giáo dục Trung cấp là đào tạo ra nguồn lao động trực tiếp chắc tay nghề, vững kỹ năng, luôn sẵn sàng cho công việc.
Nguồn nhân lực này góp phần quan trọng trong thị trường lao động. Tùy thuộc năng lực, điều kiện gia đình, mỗi cá nhân sẽ lựa chọn học Trung cấp hay học Đại học. Việc làm thợ hay làm thầy cũng đều xét đến năng lực sau khi ra trường. Đào tạo thợ giỏi còn hơn cử nhân kém chất lượng, không được thị trường lao động chấp nhận.
Sinh viên Bách Khoa Sài Gòn được tuyển dụng trực tiếp
Ở các nước phát triển, theo học các trường nghề cũng không phải là điều lạ lẫm. Thậm chí, các em có định hướng từ sớm sẽ theo học trường nghề khi chỉ mới 15 tuổi, tương đương độ tuổi tốt nghiệp THCS tại Việt Nam. Nước ta cũng đang thực hiện công tác phân luồng sau THCS để tạo điều kiện cho các em học sinh lựa chọn con đường phù hợp với năng lực của mình.
Vẫn như mọi năm, vào thời điểm này các bạn trẻ sẽ bắt đầu suy nghĩ về ngành nghề và ngôi trường mình chọn theo học. Nhiều bạn trẻ đã chọn Trung cấp làm điểm đến của mình với nguyện vọng ‘chắc nghề – vững nghiệp’ từ sớm. Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn với hơn 11 năm kinh nghiệm đào tạo xét tuyển hệ Trung cấp 15 ngành bao gồm Dược , Điều dưỡng, Y sĩ, Hộ sinh, Kế toán, Pháp luật, Marketing, Hướng dẫn du lịch, Quản trị mạng máy tính, Thiết kế và quản lý website, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Thiết kế đồ họa, Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, CNTT (Ứng dụng phần mềm)*, Thương mại điên tử*.
Khi theo học tại trường, sinh viên được thực hành đến 70% thời lượng đào tạo và theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Hơn 90% sinh viên sau khi ra trường kiếm được việc đúng chuyên ngành đã học với mức lương hợp lý là một trong những con số khẳng định chất lượng đào tạo của nhà trường.
Năm 2022, Trường Bách Khoa Sài Gòn nhận hồ sơ xét tuyển hàng tháng, liên hệ trực tiếp tại phòng tuyển sinh, Fanpage hoặc qua các số điện thoại của trường để được tư vấn rõ hơn.
Hotline tư vấn trực tuyến: 0944422446 – 0944422447 – 0979953763 – 0961828601