Hàng loạt trường đại học công bố mức học phí áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2022 tăng mạnh so với năm học trước. Điều này gây áp lực, tạo gánh nặng tới khả năng chi trả của các em sinh viên, đặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
Câu chuyện tăng học phí đã trở thành tâm điểm của hàng triệu sinh viên trong thời gian gần đây. Có rất nhiều bạn mang mong ước được đi học đại học hay được theo học tại ngôi trường mà mình mơ ước nhưng gia đình lại không có điều kiện để giúp họ thực hiện ước mơ đó. Vậy có nên học Đại học không khi gia đình không đủ điều kiện? Cùng Bách Khoa Sài Gòn tham khảo bài viết dưới đây để giúp bạn đưa ra lựa chọn thích hợp nhé.
Học phí Đại học tăng mạnh
Với Nghị định mới của Chính phủ về học phí, các Đại học tự chủ được phép thu tối đa gấp từ 2 – 2,5 lần trường chưa tự chủ. Có điều, dù sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, phần lớn các trường đều tăng học phí kịch trần.
Việc hàng loạt các trường đại học ồ ạt tăng học phí được phụ huynh và các thí sinh hết sức băn khoăn để cân nhắc lựa chọn trường sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có đến gần 30 cơ sở giáo dục đại học thông báo học phí năm học 2022-2023.
Đơn cử, các trường tại TPHCM có mức tăng cao hơn so với khu vực khác. Ở khối ngành sức khỏe, Khoa Y – ĐH Quốc gia TPHCM đã công bố mức thu học phí giai đoạn 1 (2021-2023). Trong đó ngành y khoa năm 2022 là 66 triệu đồng/năm, năm 2023 là 72,6 triệu đồng/năm. Ngành dược học có học phí năm 2022 là 60,5 triệu đồng/năm, năm 2023 là 66,5 triệu đồng/năm. Ngành răng – hàm – mặt học phí năm 2022 là 96,8 triệu đồng và năm 2023 là 106,5 triệu đồng.
Trường ĐH Y Dược TPHCM cũng công bố mức học phí mới lên đến 77 triệu đồng/năm đối với ngành răng – hàm – mặt, kế đến là y khoa với 74,8 triệu đồng/năm, dược học là 55 triệu đồng/năm… Đáng chú ý, mức tăng này áp dụng cả với sinh viên đang theo học hai khóa trước là 2020 và 2021.
Sinh viên ‘quay xe’ trước thềm vào Đại học
Trong khi một số trường đại học năm nay ra sức hạ điểm chuẩn xuống mức rất thấp để thu hút thí sinh thì nhiều học sinh mặc dù đạt điểm cao trong kì thi THPT quốc gia nhưng vẫn lựa chọn học nghề vì tâm lý chung: Sợ thất nghiệp và gánh nặng học phí.
Như chia sẻ của bạn Minh Quang (quê Phú Yên): “Em mới hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT, cuối tháng này sẽ đăng ký xét tuyển đại học. Với nhiều bạn, đây là việc rất bình thường của đời học sinh, nhưng em rất mông lung. Vì gia đình em không có điều kiện. Em đang cân nhắc học nghề để nhanh đi làm phụ giúp gia đình chứ thực sự với học phí Đại học hiện tại em sợ không thể theo được suốt 4 năm, chưa kể chi phí sinh hoạt hàng ngày.”.
Hoặc như bạn Vân Anh (quê Bình Định) đã đưa ra quyết định nhanh chóng: “Em đam mê ngành Y và chọn học Trung cấp Y sĩ thay vì hệ Đại học. Gia đình không thuộc điều kiện khá giả nên em muốn học nhanh để đi làm. Em thấy học Trung cấp cũng được thực hành và dễ xin việc hơn.”.
Quan điểm của Vân Anh tương đồng với nhiều bạn trẻ hiện nay bởi số lượng đăng ký xét tuyển Đại học đang giảm sút trước tình hình học phí tăng đột biến. Mỗi người có một con đường học tập và định hướng nghề nghiệp khác nhau. Có người lựa chọn Đại học là nơi để phát triển, nhưng cũng có người sẽ chọn những con đường khác phù hợp với năng lực và kinh tế hơn, chẳng hạn như học Trung cấp.
Học Trung cấp để rèn luyện kỹ năng thực hành và nhanh lập nghiệp
Dù chọn Trung cấp hay Đại học thì mỗi cá nhân đều phải có một ngành nghề để theo đuổi. Khả năng kinh tế là điều kiện quyết định để bạn có khả năng theo đuổi ngành nghề đó hay không. Có những nghề mà chi phí học tương đối cao do đòi hỏi phải có những công cụ đi kèm tương đối đắt tiền để thực hành hoặc tự học. Chính vì thế, nếu tiềm lực kinh tế là một khó khăn, bạn cần cân nhắc lại liệu 4 năm Đại học có thực sự là gánh nặng tài chính.
Nếu lựa chọn Trung cấp, học sinh tốt nghiệp THPT hoặc đã hoàn thành chương trình lớp 12 học trung cấp trong thời gian 2 năm, tốt nghiệp Trung cấp được liên thông cao đẳng 1,5 năm. Ngay sau khi tốt nghiệp cao đẳng, sinh viên có thể tiếp tục học liên thông đại học trong vòng 2 năm, vậy chỉ cần 5 năm là sinh viên có thể lấy được bằng Đại học, tương đương với lộ trình chuẩn.
Bên cạnh đó, học phí Trung cấp thuộc mức ‘dễ thở’, chỉ vào khoảng 15 triệu đồng/năm và được chia ra đóng từng kỳ. Với mức học phí dễ chịu thì lựa chọn học nghề giúp phụ huynh, học sinh đỡ “đau đầu” về chi phí tiền học cho con em mình. Bên cạnh đó, học nghề còn giúp tiết giảm một số chi tiêu trong ăn ở, đi lại, học thêm…
Ngoài ra, sinh viên Trung cấp sẽ được thực hành và kiến tập ngay từ năm nhất. Khác với Đại học sẽ chú trọng lý thuyết trong 2 năm học đầu. Đặc biệt, một yêu cầu quan trọng mà nhà tuyển dụng đòi hỏi từ sinh viên ra trường hiện nay là phải có kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, theo khảo sát của Viện Nghiên cứu giáo dục Việt Nam, có tới 83% sinh viên ra trường bị đánh giá là thiếu kỹ năng này. Thực trạng đó đã khiến không ít bạn trẻ đánh mất cơ hội tốt trên bước đường lập nghiệp.
Luôn đồng hành và hỗ trợ sinh viên, trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn thường xuyên lắng nghe ý kiến từ các đối tượng liên quan, trong đó rất chú trọng đến ý kiến phản biện từ các sinh viên đã tốt nghiệp và đi làm đúng ngành nghề ở các doanh nghiệp tiêu biểu. Từ đó hoàn thiện tầm nhìn dài hạn của nhà trường qua việc định hướng và thiết kế chương trình đào tạo riêng để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo định hướng đào tạo chuyên sâu bồi dưỡng nhân lực lao động chất lượng cao, trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tuyển sinh 15 ngành gồm: Dược | Điều dưỡng | Y sĩ | Hộ sinh | Kế toán | Pháp luật | Marketing | Hướng dẫn du lịch | Quản trị mạng máy tính | Thiết kế và quản lý website | Xây dựng dân dụng và công nghiệp | Thiết kế đồ hoạ | Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ | Ứng dụng phần mềm | Thương mại điện tử.
Năm 2023, trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn nhận hồ sơ xét tuyển Trung cấp và khai giảng hàng tháng.
Link đăng ký nộp hồ sơ trực tuyến: https://dkxt.bachkhoasaigon.edu.vn/