Quá trình tìm việc đúng chuyên ngành khó khăn, nhiều cử nhân quyết định chuyển sang học Trung cấp với hi vọng mau có việc làm hơn.

Giáo dục nặng lý thuyết, thiếu thực hành

Dù sở hữu trong tay tấm bằng xuất sắc, nhiều cử nhân Đại học vẫn khó khăn trong những bước đầu kiếm một công việc đúng chuyên ngành. Kiến thức học 4 năm là thế, nhưng khi phỏng vấn, nhiều bạn sinh viên mới tốt nghiệp không khỏi thất vọng khi nhận được những cái lắc đầu của nhà tuyển dụng.

Thiếu kỹ năng: Cử nhân loại giỏi phải học Trung cấp để thoát thất nghiệp

Trò chuyện với Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Anh, Trung tâm nghiên cứu chính sách và Phát triển (DEPOCEN), ông cho biết không bàn đến kiến thức thì các cử nhân mới ra trường thường thiếu trầm trọng các kỹ năng làm việc như quản lý thời gian, lập báo cáo, giao tiếp với khách hàng và làm việc theo nhóm. “Nhiều người đến phỏng vấn nhưng không biết nhà tuyển dụng cần vị trí gì, công việc như thế nào”, ông chia sẻ (theo Tuyensinh247.com,2012).

Trước tình hình kiếm việc khó khăn, nhiều cử nhân đã phải ‘liên thông ngược’ đi học Trung cấp để mau có việc làm hoặc giấu bằng đi làm công nhân.

Vì đâu nên nỗi?

Trong bài phỏng vấn với Vietnamnet (2014), Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, Doãn Mậu Diệp, ông cho rằng đây là lỗi do đào tạo. Theo ông, Việt Nam vẫn tự hào vì chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhưng bản chất là người Việt có thời gian học tập dài. “Có thể do học nhiều quá, học không theo nhu cầu thị trường về cơ cấu, chất lượng nên thất nghiệp nhiều là điều tất yếu”.

Về vai trò điều tiết ngành nghề, kết nối đào tạo với thị trường lao động, ông Diệp cho biết thêm: “Giữa đào tạo với sử dụng lao động có độ vênh, ví dụ học Trung cấp mất hai năm, Đại học bốn năm, vậy phải tính toán để biết trong hai hay bốn năm tới nền kinh tế này cần những chủng loại lao động nào, học vấn ra làm sao, số lượng bao nhiêu? Cứ nói “đào tạo theo nhu cầu của thị trường” nhưng điều tiết nhu cầu thị trường giữa các cơ sở đào tạo thế nào thì chưa có”.

Thiếu kỹ năng: Cử nhân loại giỏi phải học Trung cấp để thoát thất nghiệp

Nhận định Trung cấp là yếu kém?

Do tâm lý ‘thích làm thầy, ghét làm thợ’ nên thường các phụ huynh và học sinh khi chọn trường thường ít nghĩ đến Trung cấp làm lựa chọn đầu tiên.  Tuy nhiên, trong thực tế lại luôn cần các nguồn lao động trực tiếp hơn các lao động gián tiếp. Hơn hết, dù là dạng lao động nào thì kỹ năng thưc hành vẫn luôn được ưu tiên trọng dụng.

Đại học tốt nhưng chưa chắc đảm bảo được thời lượng thực hành và trực tiếp cọ sát công việc thực tế được như Trung cấp. Khi theo học Trung cấp, các em chỉ mất thời gian tầm 1 đến 2 năm để hoàn thành chương trình và đi làm ngay sau đó. Mặt khác, ngay từ năm nhất, sinh viên đã được thực hành và đi thực tập tại doanh nghiệp sau đó một năm nên tỉ lệ được nhận ngay rất cao kèm với một mức lương ổn định.

Chính vì thế, cần xác định rõ mục đích của việc học là để có việc làm, có thu nhập chứ không phải chỉ để lấy được tấm bằng. Phụ huynh học sinh cần nhận sự hướng nghiệp và cân nhắc các điều kiện gia đình để tránh chọn sai đường vì tấm bằng Đại học đã không còn là cần câu cơm hữu hiệu như nhiều năm trước.  

Đào tạo Trung cấp thu hút nhiều đối tượng

Theo thống kê của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LÐ – TB và XH), kết quả tuyển sinh trung cấp những năm gần đây có xu hướng tăng. Đối tượng đăng ký học đa dạng từ các em tốt nghiệp THCS đến các cử nhân và thậm chí là người đã có gia đình và công việc. Điều này cho thấy việc đào tạo Trung cấp ngày được tin cậy và là điểm đến uy tín để tiếp thu kiến thức sớm gia nhập thị trường lao động.

Cụ thể tại TP.HCM, trường Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn luôn hấp dẫn các thí sinh bởi sự khác biệt từ chương trình đào tạo cho đến cơ hội học tập, cơ hội việc làm dành cho sinh viên sau tốt nghiệp.

Thiếu kỹ năng: Cử nhân loại giỏi phải học Trung cấp để thoát thất nghiệp

Chương trình đào tạo của Bách Khoa Sài Gòn bám sát theo nhu cầu thực tế và theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, số tiết thực hành chiếm đến 70% chương trình. Hằng năm, nhà trường  đều có chiến lược liên kết chặt chẽ với các đối tác doanh nghiệp trong và ngoài nước để thiết kế chương trình đào tạo đạt chuẩn. Phần lớn sinh viên tại Bách Khoa Sài Gòn đều được đi thực tập hoặc kiến tập ngay từ năm nhất tại các doanh nghiệp hợp tác và được hỗ trợ giới thiệu việc làm ngay cả khi đang học và sau khi tốt nghiệp.